Đăng bởi: trà hâm lại | 16.04.2011

Không cấm

Bác Hùng ạ, cháu trúng tuyển vào đội vật cổ điển của lớp.

Giỏi quá, mai mốt phấn đấu thành tuyển thủ đội tuyển quốc gia nhá. Nhưng hình như cu Bi đá đấm có ra gì đâu mà trúng tuyển hè ?

Dạ lớp đề cử 8 người, tuyển 7. Có thi tuyển hẳn hoi đó bác Hùng.

Thi sao đâu ?

Dạ vòng một thi viết về mình – quá trình chơi vật, thày cho tự do viết và kể cả quảng bá trên mạng Internet nữa đó bác Hùng.

Vui rồi, vậy tụi mày học về mạng chưa ?

Dạ chưa , con mới lớp 6 thôi mà . Đã học đâu !

Hahahaha, không cấm cái chuyện mà đ…éo đứa nào biết thì …quá vui rồi !

Vòng hai thì cả lớp bầu , 8 lấy 7. Số  8 người được đề cử đều nằm trong số 10 người là cầu thủ tuyển  … trường ạ !

Vậy thì bầu làm đ…éo gì, bốc thăm cho nhanh! Bác Hùng vừa cười vừa nói.

Dạ, nhưng thày bắt thế ạ.

Thôi, hâm cho bác ấm trà, mà này , có hai vấn đề :

–         Một là không cấm chuyện mà chẳng thằng nào biết gì về nó.

–         Hai là bầu toàn những thằng trong số những thằng như nhau thì tổ chức bầu bán làm mẹ gi cho tốn tiền.

Dạ, chúng cháu không phải góp tiền

Vậy tiền đâu ra ?

Dạ, tiền của bố mẹ đóng góp.

Hahahahahaha,………… vậy những thằng đượcbầu như chúng mày phải gọi là gì đây ?

Dạ , là đại biểu ạ, đại biểu của lớp tham gia đội … vật lộn ạ !

Ừ, thì đại biểu !

.

Thứ Bảy, 16/04/2011, 03:23 (GMT+7)

Không cấm vận động bầu cử trên mạng

* 14 ủy viên Bộ Chính trị đều ứng cử đại biểu Quốc hội
*  Ít người tự ứng cử

TT – Trao đổi với báo chí, ông Phạm Minh Tuyên – trưởng Ban công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tổng thư ký Hội đồng bầu cử – đã khẳng định như vậy tại hội nghị hiệp thương lần thứ ba chốt danh sách ứng cử viên đại biểu Quốc hội ở trung ương.

Các đại biểu biểu quyết thống nhất lập danh sách 182 ứng cử viên ở trung ương ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII – Ảnh: Lê Kiên

* Tuổi Trẻ: Thưa ông, sau các hội nghị hiệp thương lần ba, ứng cử viên sẽ được tổ chức để tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử như thế nào?

– Từ ngày 3-5 đến trước ngày bầu cử, các ứng cử viên được quyền vận động bầu cử theo quy định của pháp luật. Theo đó, quá trình vận động bầu cử chính là lúc ứng cử viên giới thiệu chương trình hành động, nói lên trách nhiệm của bản thân trước cử tri nơi bầu cử, nếu trúng cử mình sẽ hoạt động như thế nào tại nghị trường Quốc hội. Cũng thông qua quá trình vận động bầu cử, cử tri sẽ biết được năng lực, trách nhiệm bước đầu của các ứng cử viên để lựa chọn.

* Tuổi Trẻ: Các ứng cử viên có được tự đứng ra tổ chức vận động bầu cử hay phải thông qua MTTQ VN để tiếp xúc với cử tri?

– Theo quy định của luật, các cơ quan nhà nước có trách nhiệm đảm bảo cho những người ứng cử được đi tiếp xúc cử tri, cung cấp thông tin cần thiết về tình hình kinh tế-xã hội cho ứng cử viên để họ sử dụng trong tiếp xúc cử tri. Còn việc ứng cử viên tự tổ chức tiếp xúc cử tri thì có những ứng cử viên có điều kiện, có ứng cử viên không có điều kiện, nhưng Nhà nước sẽ tổ chức cho tất cả ứng cử viên đều được tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử.

* Tuổi Trẻ: Trước đây có trường hợp ứng cử viên đại biểu HĐND từng in các tờ rơi nói lên suy nghĩ, chương trình hành động của mình để phát tới các cử tri, việc này có được khuyến khích không?

Ông Phạm Minh Tuyên – Ảnh: Việt Dũng

– Ứng cử viên có thể làm như vậy nếu có điều kiện, vì đó là phương tiện truyền tải suy nghĩ của ứng cử viên tới cử tri. Việc vận động bầu cử bằng những hình thức khác nhau thì pháp luật không cấm.* VietNamNet: Ứng cử viên có được khuyến khích sử dụng các hình thức khác như bỏ tiền ra hỗ trợ cử tri nơi họ ứng cử hoặc sử dụng mạng Internet, blog để vận động bầu cử không?

– Luật pháp quy định là Nhà nước đảm bảo kinh phí, điều kiện để các ứng cử viên đi vận động bầu cử. Còn việc cá nhân ứng cử viên có điều kiện mà ủng hộ từ thiện, nhân đạo thì được khuyến khích, miễn là tiền đó từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính đáng, đúng pháp luật của người ấy. Tôi nghĩ rằng các ứng cử viên cứ đi vận động bầu cử theo đúng quy định, sau đó trúng cử rồi thì thực hiện việc hỗ trợ từ thiện, nhân đạo sẽ hợp với đạo lý của người VN hơn và nhân dân sẽ cảm thấy khách quan hơn.

Đối với việc vận động bầu cử trên mạng thì luật pháp chưa có quy định, nhưng cá nhân tôi nghĩ rằng nếu ứng cử viên nói trung thực, khách quan, phù hợp với quy định của pháp luật thì có thể được. Vì đây là việc luật pháp không cấm nên ứng cử viên có thể được làm.

* Tuổi Trẻ: Mỗi ứng cử viên có điều kiện và địa vị rất khác nhau, làm thế nào để tạo được sự bình đẳng giữa những ứng cử viên có chức có quyền với những ứng cử viên bình thường khác khi tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử?

– Đối với các ứng cử viên phải đảm bảo sự bình đẳng trong quá trình tiếp xúc cử tri, không để có sự phân biệt đối xử giữa những người có vị trí, chức vụ khác nhau. MTTQ VN đã có hướng dẫn cụ thể tối thiểu mỗi ứng cử viên phải được tiếp xúc mấy cuộc tại địa bàn ứng cử. Vì vậy, mỗi ứng cử viên nên cố gắng để truyền tải tốt nhất thông điệp của mình tới cử tri tại các cuộc tiếp xúc này.

* Tiền Phong: Thưa ông, các ứng cử viên khi tiếp xúc cử tri có được bình luận, nhận xét, tranh luận về chương trình hành động, quan điểm của nhau hay không, nghĩa là có yếu tố tranh cử ở đây không?

– Luật pháp không cấm điều này, nhưng thông lệ ở VN thì thường tôn trọng suy nghĩ của mỗi người ứng cử. Do vậy, việc ứng cử viên phát biểu thế nào là quyền của mình, còn việc trao đi đổi lại, đối đáp với nhau rằng tôi hơn anh hay anh hơn tôi thì việc này không hợp với thông lệ và truyền thống của người VN. Tuy nhiên, việc có tranh luận với nhau hay không hoàn toàn là quyền của các ứng cử viên trong các cuộc tiếp xúc với cử tri.

LÊ KIÊN ghi

14 ủy viên Bộ Chính trị đều ứng cử đại biểu Quốc hội

HÀ NỘI – Ngày 15-4, Ủy ban trung ương MTTQ VN đã tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ ba để lập danh sách chính thức các đại biểu ở trung ương tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII.

Theo báo cáo của ông Vũ Trọng Kim – phó chủ tịch kiêm tổng thư ký MTTQ VN, sau các hội nghị hiệp thương lần hai ở trung ương và các địa phương, cả nước có 1.086 người ứng cử đại biểu Quốc hội (183 ở trung ương, địa phương là 903 người). Cơ cấu gồm: phụ nữ 31,12%; người dân tộc thiểu số 15,84%; người ngoài Đảng 19,61%; tái cử 17,12%; trẻ tuổi (dưới 40) 25,97%.

Kết quả lấy ý kiến cử tri nơi cư trú của 183 ứng cử viên ở trung ương cho thấy có 179 người được tín nhiệm 100%; bốn người đạt tín nhiệm từ 84% đến dưới 100%. Cũng trong số 183 ứng cử viên được trung ương giới thiệu, do hồ sơ ứng cử không đầy đủ nên ông Trần Công Toại – viện trưởng Viện Công nghệ và quản trị tại TP.HCM (trực thuộc Liên hiệp các hội khoa học – kỹ thuật VN) – đã bị hội nghị hiệp thương lần ba nhất trí loại ra khỏi danh sách ứng cử.

Kết quả, hội nghị đã nhất trí giới thiệu 182 ứng cử viên còn lại vào danh sách chính thức ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII. Căn cứ vào danh sách 182 ứng cử viên đại biểu Quốc hội ở trung ương và ứng cử viên do các địa phương giới thiệu thì Tổng bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và 13 ủy viên Bộ Chính trị đều tham gia ứng cử (các ông Phạm Quang Nghị, Lê Thanh Hải ứng cử với tư cách là đại biểu địa phương).

Riêng khối Chính phủ, ngoài Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thiện Nhân, còn có 12 ứng viên đang là bộ trưởng tham gia ứng cử gồm các ông: Lê Hồng Anh, Hoàng Tuấn Anh, Hà Hùng Cường, Nguyễn Văn Giàu, Vũ Huy Hoàng, Phùng Quang Thanh, Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Vũ Luận, Vũ Văn Ninh, Cao Đức Phát, Giàng Seo Phử và bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Các thứ trưởng tham gia ứng cử gồm: Phạm Bình Minh, Đào Việt Trung – thứ trưởng Bộ Ngoại giao; Nguyễn Thái Bình – thứ trưởng Bộ Nội vụ; Bùi Quang Vinh – thứ trưởng Bộ Kế hoạch – đầu tư; Nguyễn Thị Kim Tiến – thứ trưởng Bộ Y tế; Trần Đại Quang, Đặng Văn Hiếu – thứ trưởng Bộ Công an; Đỗ Bá Tỵ, Lê Hữu Đức – thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình và viện trưởng Viện KSND tối cao Trần Quốc Vượng tiếp tục được giới thiệu tái cử.

Phía Quốc hội, các phó chủ tịch Tòng Thị Phóng, Uông Chu Lưu, Huỳnh Ngọc Sơn, chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước và các chủ nhiệm ủy ban gồm: Lê Thị Thu Ba, Phùng Quốc Hiển, Đào Trọng Thi và Trương Thị Mai cùng tái cử.

LÊ KIÊN

.

Ít người tự ứng cử

Ngày 15-4, nhiều địa phương tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ ba để chốt danh sách ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND cấp tỉnh.

Tại Hà Nội, hội nghị hiệp thương lần ba nhất trí thông qua danh sách chính thức 40 ứng cử viên, trong đó có sáu người tái cử và bốn người tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII gồm ông Nguyễn Tất Đạt – giảng viên Học viện Hành chính, ông Nguyễn Quang Huân – tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển hạ tầng Thăng Long, bà Châu Thị Thu Nga – tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất, ông Lê Truyền – nguyên phó chủ tịch Ủy ban trung ương MTTQ VN. Ứng cử viên trẻ nhất (sinh năm 1983) là chị Nguyễn Hà Phương – cán bộ nghiệp vụ Công ty Thoát nước Hà Nội.

Tại TP.HCM, kết quả bỏ phiếu kín tại hội nghị hiệp thương lần ba lập danh sách những người ứng cử đại biểu HĐND TP khóa VIII do Ban thường trực Ủy ban MTTQ VN TP tổ chức sáng 15-4 đã chọn được danh sách 161 ứng cử viên (158 người được các cơ quan, tổ chức giới thiệu và ba người tự ứng cử). Đây là danh sách chính thức và sẽ được phân bổ về 32 đơn vị bầu cử để bầu chọn 95 đại biểu HĐND TP khóa VIII.

Theo danh sách nêu trên, có 29 người trẻ dưới 35 tuổi (18,01%), 46 nữ (28,57%), bảy người dân tộc thiểu số (Hoa, Chăm, Khmer), 27 người ngoài Đảng (16,77%)… Có 57 ứng cử viên đạt trình độ trên đại học (35,4%), số còn lại là đại học. Cũng trong danh sách này có 21 đại biểu HĐND TP khóa VII tái cử (13,04%).

Chiều tối cùng ngày, Ban thường trực Ủy ban MTTQ VN TP.HCM đã bàn giao danh sách cùng hồ sơ những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII của TP.HCM và danh sách những người ứng cử đại biểu HĐND TP khóa VIII (đã được thông qua tại hai hội nghị hiệp thương lần ba) cho Ủy ban bầu cử TP.

Tại Quảng Ninh, Ủy ban MTTQ VN tỉnh đã tổ chức hội nghị hiệp thương lần ba thành công, thống nhất danh sách tám ứng cử viên đại biểu Quốc hội (để bầu lấy 4); 114 ứng cử viên đại biểu HĐND tỉnh (để bầu lấy 72). Tỉnh Thái Bình lập danh sách chính thức 12 người ứng cử đại biểu Quốc hội và 99 người ứng cử đại biểu HĐND tỉnh. Số chính thức ứng cử đại biểu Quốc hội tại Điện Biên là tám người. Bắc Giang cũng đã lập xong danh sách 10 ứng cử viên đại biểu Quốc hội và 127 ứng cử viên HĐND tỉnh. Danh sách chính thức ở tỉnh Tuyên Quang là bảy ứng cử viên đại biểu Quốc hội và 86 ứng cử viên đại biểu HĐND.

Ghi nhận đến chiều qua, sau hiệp thương lần ba, nhiều tỉnh, thành phố không có người nào tự ứng cử đại biểu Quốc hội và rất ít địa phương có người tự ứng cử đại biểu HĐND. Ở Hưng Yên, sau hội nghị hiệp thương lần ba, trong số 79 ứng cử viên HĐND có một người tự ứng cử. Tại Hải Phòng, hội nghị hiệp thương diễn ra ngày 14-4, trong số 95 ứng cử viên đại biểu HĐND được chốt vào danh sách cũng chỉ có một người tự ứng cử.

Theo ông Nguyễn Văn Pha – phó chủ tịch MTTQ VN, báo cáo nhanh từ các địa phương đã tiến hành hội nghị hiệp thương lần ba cho thấy đều đã diễn ra an toàn, đúng luật và đạt kết quả tốt đẹp. Ngày 17-4 là hạn chót để các tỉnh, thành phố hoàn tất việc tổ chức hội nghị hiệp thương, lập danh sách chính thức người ứng cử. Sau đó MTTQ VN sẽ sớm có tổng hợp về kết quả hiệp thương tại các địa phương.

L.K. – X.L. – Q.T

(nguồn )


Trả lời

  1. *Chuyện thứ nhất.
    Có ba đi rừng chợt phát hiện được một kho báu. Họ đi đến cửa hang để mở ra thì bỗng nhiên cả ba rơi xuống một cái hố. Họ tìm cách leo lên miệng hố nhưng tự trèo thì không thể lên được. Suy nghĩ một lát, ai cũng nhận ra rằng nếu đứng chồng lên vai nhau thì người trên cùng có thể lên được.

    Một người nói:
    -Này các anh, có lẽ chúng ta phải bầu một người làm tổ trưởng. Ai trúng, người đó sẽ được quyền phân công công việc cho những người kia.
    – Đồng ý. Đồng ý. Hai người kia hưởng ứng.
    – Nếu vậy chúng ta dùng hình thức bỏ phiếu để lựa chọn. Mỗi người hãy viết một cái tên vào lòng bàn tay rồi mở ra, ai được hai phiếu sẽ thắng cử.
    – Nhất trí.

    …rồi cả ba xòe tay ra. Trong lòng bàn tay mỗi người đều có một cái tên, đó là cái tên của chính người ấy!!!!

    * Chuyện thứ hai.
    Lần này ba người bị một con gấu khổng lồ đuổi. Họ chạy và bị sa xuống một cái hố giống như trên. Con gấu rất kiên nhẫn , nó cứ ngồi chờ ở trên mấy ngày liền. Ba người bàn bạc và rút ra kết luận rằng phải có một người lên trước để tìm cứu trợ của những người khác.
    – Chúng ta mỗi người hãy viết tên người mình tin tưởng, ai được tín nhiệm nhất sẽ được công kênh để trèo lên.
    – Nhất trí,nhất trí.

    …rồi cả ba xòe bàn tay ra, trong lòng mỗi bàn tay đều có hai cái tên nhưng không phải là tên của người có bàn tay đó???

    • Tuyệt vời !
      Ít nhất cũng chứng minh có được sự đồng thuận là ” thống nhất bầu ra một đại biểu ” kết quả chưa tính.
      người ta còn nói rằng :
      Nếu rớt xuống hố thì nêu là người Nhật họ sẽ kéo nhau lên còn người Việt thì chết tất !
      Không hiểu có đúng không ?

      • Đọc câu hỏi của anh Trà, tự nhiên thấy buồn quá! chắc là đúng phần nhiều rồi anh Trà à! kiểu sống “ích kỹ” vẫn thấy ở nhiều người xung quanh lắm.

        • Người ta nói rằng muốn trị người Việt nam thì chỉ cần tập trung họ lại là … ổn.

  2. Mới đọc thì giật cả mình.

    • Hì,

    • Hì, chuyện của lũ nhỏ ấy mà…

  3. Không cấm thì ta ủng hộ cả chân chính chân phụ cho họ trúng hết đi cho nó sạch xã hội bác Trà ạ !!!

    • Khổ nỗi khi bầu hết thì phiếu bầu không hợp lệ nên dù sao vẫn còn chút chưa sạch bác ạ, thôi thì …

  4. Bác trà đang tuyên truyền chống lãng phí tiền thuế, nhưng không biết có phạm vào điều luật nào ko?

    • Đâu có, tại mấy thằng nhỏ học chưa đến nơi đến chốn nên chúng cứ tiêu tiền của cha mẹ chúng vô tư ấy mà, kể cũng … tệ thật !

  5. Bà ngoại và cháu ngoại dệ thương quá ông ngoại Trà nhỉ ? Đợt ni bận quá nỏ qua thăm anh Trà được, tuần mới chúc anh mọi việc như mong muốn nhé ! Các pác tranh cử nhiều rứa anh cũng ra tranh cử đi chứ ? BD ủng hộ anh 1 phiếu công khai không cần kín kiếc chi hết (~_~)

    • Hihihi, cán bộ ủy ban nên bận bịu là thường mà… chúc bà con miềng ngoài nớ sáng suốt lụa chọn … nha O !

  6. Anh có ra ứng cử không để em chuẩn bị mấy lá phiếu?

    • Thôi, cho anh xin . Anh chừ chỉ ứng cử suất đẩy xe cho bà cháu đút bột thôi O ạ. Mà cũng khó trúng lắm nhá.

  7. Có vẻ có chút tiến bộ hè? :), nhất là vụ ni “tất cả ứng cử viên đều được tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử”

    • mà họ chỉ tiếp xúc với ” đại biểu ” cử tri thôi O à…..

  8. Bầu cử của các đồng chí ta thì cũng giống như các đồng chí Cu Ba thôi mà bác!

    • Rồi các đ/c Cu ba lại giống các đ/c Lào,….

      • nhưng em nghĩ Cu Ba giờ đỡ hơn rồi chứ!

        • Đúng là đỡ hơn…bắc Triều Tiên thật 😀

          • Mấy nag2y nay bên Cu ba đang đại hội , tin tưởng có lẽ cũng đỡ hơn hồi chưa … đỡ Mô@ à !

        • Đỡ hơn thì Mĩ nó đã bỏ cấm vận O à.

          • …gọi là đở …sung túc hơn trước

            • Hahahaha, bác nói vậy tôi chợt nhớ tới tổng kết của chính phủ về sự phát triển kinh tế quý 1 / 2011 : tất cả đều tăng trưởng dăm bảy % trở lên. Có điều lạm phát trên 2 con số thì không hiểu tăng kiểu đó là sao nữa ?????
              Ôi giời,…

              • Giời ôi!

                • O à, người ta tăng lương 7% còn lạm phát 14% >>> hahahaha, sáng nay trên vietnamnet có bài : Sợ tăng lương ? Chưa thấy nơi đâu trên trái đất này người ta sợ tăng giá trị sức lao động của chính mình. Trong khi bên bọn tư bản giáy chết thì cứ biểu tình đòi tăng lương ?????
                  Chịu thua !

  9. Phóng viên thì đặt câu hỏi ba láp, ngài tổng thư ký thì trả lời ba phải. Nhờ hồi đi học trường Luật, các thầy cô có nói gọn một câu, đâu từ thời La Mã: “Cái gì pháp luật không cấm thì ta được phép làm”, vậy thôi, ngắn gọn mà đầy đủ. Tuyên truyền bầu cử gì toàn tay ba trợn, vậy mà còn lo lắng “các thế lực thù địch” chúng phá hoại bầu cử. Híc, mẹ bà thằng nào ở không làm việc trời ơi vậy cà, rảnh quá thì đánh rắm tự ngửi chơi, phá chi thứ đó, hổng ham!

    • Hahahaha, trúng phóc ! Coi chừng nhỏ : Ở VN có tội danh :” Lợi dụng kẽ hở luật pháp ” đó nha !

    • Anh Ly, cái mớ kiến thức Luật học được em nghĩ chỉ có ích cho chính bản thân mình thôi, còn không áp dụng được tẹo nào ngoài xã hội cả, vì ” ngược lại chăm phần chăm!”

      • Có khi còn hại đó O. Vì biết thì hay nóng khi thấy cái gì sai, điều đó dễ gây thiệt hại cho mình lắm O à.

        • Đúng vậy, anh Trà ạ, như vụ CHHV, có chuyên môn một chút thì thấy đó là sự nhạo báng của cái gọi là PL.

  10. Đ.má! Cấm không được nói tục đấy nhá. 😀

    • Khiếp thật đấy ! Nói gì mà tục …. thế ?

      • Đâu có, em thấy trong bài viết bác nói tục quá nên cấm đấy chớ 😀

        • cái xóm này nói tục phát khiếp, nói mãi mà đ…éo ai sửa, chán ghê !

          • Bí thư huyện ủy nói trong cuộc họp đảng bộ huyện:
            – Tôi đi họp ở trên tỉnh, huyện ta bị phê bình rằng cả huyện hay nói tục, đề nghị các đồng chí phát hiện và báo cáo tôi để xử lý. Nhưng mà kể cũng lạ, tôi sống ở cái huyện này từ bé, có thấy thằng đéo nào nói bậy đâu nhỉ?

            Tôi về hởi ông cụ thân sinh, cụ nói:
            Sao họ lại nói thế nhỉ? Đéo hiểu được!

            • Ừ, nếu chỉ ” đéo ” thì không phải tục vì ta có thể thay ” đéo = không ”
              Mọi sự vật , hiện tượng đều là quy định thôi mà, khối cái quy định còn hơn thế mà có bị cho là …. tục đâu nhỉ ?

  11. Cu Bí, cu Rợ gì cũng như nhau cả, bầu bán chi cho tốn kém, lại phải tốn công ngày nghỉ rồi.

    • Ừ, ngày đó ở nhà lai rai coi bộ …sướng !

  12. Keke, nhìn ảnh mấy bác giơ tay biểu quyết thống nhất danh sách ứng cử viên quốc hội mà em sướng không thể tả, nghiêm minh, đồng thuận và công bình bác ái, thắm tình đồng chí thâm giao wé. Kỳ này chắc em phải đi bỏ phiếu chơi cho biết cái cảm giác thực thi quyền công dân nó thiêng liêng hãnh diện ra sao, bác Trà nhớ rủ em, nhá!

    • sáng sớm ngày bầu cử nhớ lên mạng nha, lão huynh sẽ nhắn nhe động viên …

  13. em nghĩ toàn là những động tác “dở hơi”, không đi vào điều quan trọng nhất: dân chủ thực sự!

    • Luật gia HL vẫn chưa quên luật Việt Nam hè !

      • sometimes quên, sometimes nhớ thì phải anh Trà ạ.

        • vậy mình cứ nhớ luôn đi O !

          • nếu vậy em sợ sẽ bị phát điên lên mất!

            • Chu choa, vậy không nhớ có lẽ tốt hơn đó. Vì thực sự mà nói thì bên này có một rừng luật , cái mô cũng chưa hoàn chỉng nên không nhớ là tuyệt vời!

              • ôi PL nước mình!!!!

                • May cho O đó, nếu phải ở nhà mà làm luật sư thì mau già lắm !

                  • em cao chạy xa bay ngay từ khi nhận ra lờ mờ điều gì đó mà anh Trà, em nghĩ thỉnh thoảng em cũng khôn khôn chút xíu!

                    • Có lẽ khôn nhất là lần đào thoát khỏi hệ thống ” rừng luật ” phải không O ?

                    • em ” đào thoát” mấy lần liền!

  14. Sau ĐH có một ông bạn vào chơi, rủ bạn bè đi khao chức chủ tịch huyện. Em hỏi sao tháng 5 mới bầu HĐND các cấp mà bây giờ đã đi khao, cả bọn cười ồ, nói “thằng này ở đâu mà ngu quá thế?”

    • Nhất trí với … ” cả bọn ” !

  15. Hờ hờ !
    Mỗi lần đọc bài của bác Trà xong lại phải lôi TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP ra đọc , hay phết .

    • Cu Bi ở cạnh nhà lão hâm lại nên hay chạy sang chơi và chủ yếu là hâm dùm các bác ấm trà nguội đó mà , thang mo@ ạ !

      • Ý em muốn nói là cái bọn thực dân nó ác nhưng nó chỉ ác vừa vừa , bác nhể .

        • Mình chưa thấy bọn nó ác bao giờ !

  16. “bầu toàn những thằng trong số những thằng như nhau thì tổ chức bầu bán làm mẹ gi cho tốn tiền.”

    Bác Trà viết sâu sắc quá.

    • Ấy là chuyện của lớp cu Bi chớ Phay Van@

      • Cu Bi mà trúng tuyển thì lại phải vào sới vật thui bác , khổ thân

        • Khổ thân thằng bé, nếu trúng thì cứ xuân thu nhị kì tham gia sới vật! bỏ cả học hành , rèn luyện con người,…

          • Không rèn luyện con người , không lo học hỏi thì chẳng ra người . Mà cái môn vật cổ điển đó , vật đi vật lại rồi vẫn cổ điển bác à .Khổ cái thằng cu Bi cũng khó bảo ghê , chắc nó cho rằng người bảo thủ là người có lập trường

            • Hic, khổ thế bác PL ạ, bọn trẻ bây chừ thật khó … hiểu ? có lẽ chúng nó đã học từ ai đó … chăng ?

  17. “Không cấm vận động bầu cử trên mạng”

    ———

    Ơ! Tức là cho phép làm điều không cấm à bác ơi?

    • Ở đây có thể hiểu như là chuyện tiếu lâm vì có đến X% các vị ấy không biết mạng là gì ! vậy cho phép cũng như …. cho vui !

  18. Cứ giả sử có một ông uỷ viên nào đó …trượt.
    Chắc buồn cười lắm bác Trà nhỉ

    • Bác giả sử thế này cho chắc ăn : hè tới nếu tôi ra Hà Nội, chúng mình ngồi uống rượu Vân ,….

  19. Còn việc cá nhân ứng cử viên có điều kiện mà ủng hộ từ thiện, nhân đạo thì được khuyến khích, miễn là tiền đó từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính đáng, đúng pháp luật của người ấy
    ————
    Em sợ cái quy định này lắm anh Trà.
    Thực thi pháp luật nước mình, em nghĩ chưa đủ tầm để bảo đảm sự minh bạch..nếu có việc hợp thức hóa gây quỹ tranh cử đó thì….

    • Đó là chiêu ” biến không thành có ” mà O !

      • thế rùi mình sẽ có TB lũng đoạn NN y như ngày trước cụ M dạy anh Trà nhỉ?
        mà ở mình thì em nghĩ sẽ rất ghê gớm vì PL mình k rõ ràng!

        • Chắc chắn sẽ ghê gớm ? chưa đâu O à, lúc nào đó con giun sẽ … oằn !


Gửi phản hồi cho Small Hủy trả lời

Chuyên mục