Đăng bởi: trà hâm lại | 17.12.2011

Chúng đã lừa dối cả dân tộc ?

Nhớ ngày xưa có truyện kể rằng ông quan nọ có cái mồm … xấu như mồm chó, vậy ông ta để bộ ria và râu dài bao phủ để mỗi khi nói người ta không thấ cái miệng giống miệng chó của ông ta. Nhưng mãi rồi cũng phát hiện ra, một lũ trẻ chạy theo và hát :” …. là lá la,…ông không mồm… “Tức quá , ông ta lấy tay vén bộ râu , ria ra và quát :

” KHÔNG PHẢI MỒM THÌ LÀ CÁI … L… MẸ CHÚNG MÀY ĐÂY À ? “

Lũ trẻ chạy mất vì lúc đó chúng mới biết cái L .. . nó như thế nào !

Khi trình dự án này cho cuốc hội thông qua, người ta nói là rất chi là lời lãi lắm lắm ! Hahahaha,….. nhưng cho dù TKV hay bộ GT hay bộ gì đi nữa làm đường thì cũng là tiền thuế của dân !

Ưu ái cho TKV vận chuyển bauxite

Thứ Bảy, 17/12/2011 08:11

Theo cách giải quyết của Bộ GTVT, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam không bỏ ra đồng nào cho dự án làm đường vận chuyển bauxite

Tại cuộc họp báo chiều 16-12, Thứ trưởng Bộ GTVT Trương Tấn Viên cho biết ngày 23-12 tới, Bộ GTVT sẽ khởi công dự án đầu tư xây dựng công trình khôi phục, cải tạo Quốc lộ 20 nối từ tỉnh Đồng Nai đến tỉnh Lâm Đồng. Dự án có tổng chiều dài 227,9 km, toàn tuyến có 16 cây  cầu được xây dựng, diện tích mặt bằng giải phóng trên 263 ha. Tổng mức đầu tư của dự án hơn 7.648 tỉ đồng, huy động từ nguồn vốn BT (xây dựng – chuyển giao).

Theo quan điểm của Bộ GTVT, đây là công trình hạ tầng đặc biệt quan trọng phục vụ công tác vận chuyển sản phẩm cho tổ hợp bauxite Nhân Cơ; đồng thời đáp ứng nhu cầu giao thông của hai tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và các địa phương khác trong vùng.

Điều đáng nói ở dự án này là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) không bỏ ra đồng nào tham gia làm Quốc lộ 20, trong khi TKV hưởng lợi chính. Trả lời thắc mắc của phóng viên Báo Người Lao Động về việc này, Thứ trưởng Trương Tấn Viên lý giải: “Nếu bắt TKV phải bỏ ra số tiền lớn như thế sẽ khiến hiệu quả của dự án bauxite Tây Nguyên bị phá vỡ. Hơn nữa, đây là tuyến đường đã được khai thác hàng chục năm và đến nay đã hư hỏng rất nhiều nên cần sớm được nâng cấp, sửa chữa cho bảo đảm”.

Với phương án huy động vốn BT cho dự án nói trên, Bộ GTVT đã tạo ra một sự ưu ái quá lớn cho TKV trong việc phát triển 2 dự án bauxite thí điểm tại Tây Nguyên. Mới đây, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã đồng ý rót 1.000 tỉ đồng làm 24 km đường phục vụ vận chuyển sản phẩm bauxite. Ngoài ra, HĐND tỉnh Lâm Đồng còn thống nhất xây dựng tuyến đường sắt liên tỉnh dài 248,3 km nối liền Tân Rai (Lâm Đồng) với Gia Nghĩa (Đắk Nông) tới cảng Kê Gà (Bình Thuận) để phục vụ khai thác bauxite và phát triển du lịch với tổng kinh phí hơn 62.682 tỉ đồng.

Ông Nguyễn Văn Ban, nguyên trưởng Ban Nhôm – Tổng Công ty Khoáng sản (sau này sáp nhập với Tổng Công ty Than thành TKV), cho biết đây thực sự là bài học trong việc lập và phê duyệt các dự án lớn, bởi “ngay từ khi nghiên cứu về dự án bauxite, chúng tôi đã tính chi phí làm đường cho chủ đầu tư”.

THẾ KHA

Trả lời

  1. Bác lại gãi vào chỗ em đang đau. Sức ép lân cận đã trùm lên mọi thứ, biết lỗ vẫn phải tiếp tục làm, vì kế thừa. Ai đã nâng chúng lên, chính là những kẻ đã để lại một cơ đồ mà chúng cứ phải kế tục. Tội nợ thì hậu thế chịu, trừ hậu thế của chúng đã đưa sang Âu Mỹ từ lâu.

    • Thế mà chúng trước quốc dân đồng bào lại nói là các dự án này lãi, nên làm, làm ngay,….. huhuhuhu… Có điều thế giới đại đồng bác ạ, chạy ra khỏi quả đất họa may,… chứ cho dù nơi đâu trên trái đất này thì nhân dân cũng kéo cổ chúng lên !

  2. Bỗng dưng nhắc đến cái vụ bauxite em thấy buồn quá bác ạ. Trời ơi, người ta cày nát cả đất đai lên mà bán xới, đất đai mà chúng ta đang vay mượn của thế hệ con em tương lai.

    • Hình như là ăn cướp chứ không phải mượn đây cô Phay Van@ à/

  3. Bác Trà lại quá đáng!
    Không đẻ dự án thì chúng nó lấy đầu lâu bố chúng nó mà làm món nhậu hả bác?

    • Bác dạy phải ! Nhưng hình như chúng cũng sẵn sàng lấy đầu bố chúng đấy bác ậ !

  4. Ôi trời bọn này ngồi xổm lên dư luận, chổng mông vào quá khứ hào hùng của dân tộc rồi. Mồm chúng nó đúng là mồm…l…. Đang cáu bác Trà nói bậy, đọc xong chửi bậy hơn. Huhuhu….

    • Mình có cách nghĩ giống nhau ghê bác ạ.

    • @Chị Dô: Chị xúc phạm cái L trầm trọng đấy nhé. Xin lỗi nó đi!

      • Ờ thì xin lỗi vì nghĩ lắm cái còn xấu hơn cái L… Thị Nở nhể?

    • Chị Zoe tuyền xúc phạm l…ợn thui , chửi bọn nó làm gì cho phí nhời 😀 chúng nó làm thế là nó tự chửi bố chúng nó lên rồi chị nhể .

      • Hihihi, câu này Đông a đúng tuyệt đối!

  5. Bác Trà Hâm lại ơi em phải “vác” cái bài này lên để cho bõ hờn. Bác thông cảm nhé.
    CÁNH CÒ

    Phải ghi chính xác: Cầu truyền hình Việt Nam- Nam Ninh ( Quảng Tây- Trung Quốc)
    Từ ngàn xưa ông cha ta đã khá khắc khe với giới ca kỹ đến nỗi cụm từ “xướng ca vô loài” nghiễm nhiên trở thành thước đo đạo đức cho một nghề nghiệp đã và đang phát triển mạnh mẽ trong sinh hoạt văn hóa văn nghệ Việt Nam từ nhiều thập niên qua.

    Nếu người ca sĩ thời hiện đại nổi tiếng với giọng ca trời cho và chịu sống bình thường như mọi công dân khác trong xã hội thì có lẽ cụm từ “xướng ca vô loài” sẽ dần mai một. Nhưng hình như cái cốt, cái hồn của cụm từ này từ ngàn xưa đã như một lời nguyền không chịu buông tha cho giới ca hát. Những phát ngôn nhố nhăng, rẻ tiền và vô văn hóa của không ít ca nhạc sĩ đã làm dư luận sững sờ. Những scandal gây chú ý đã và đang góp phần làm cho khán thính giả theo dõi các show trong tâm trạng vừa háo hức, vừa khinh bỉ lại vừa tiếc rẻ cho bản thân người ca, nhạc sĩ được họ yêu thích nhất.
    Câu chuyện về “xướng ca vô loài” đã bắt đầu từ lâu lắm. Tại Việt Nam ngay dưới thời phong kiến, xướng ca vô loài được định nghĩa theo một cái nhìn khác hơn ngày nay bởi sự thay đổi vai diễn của người nghệ sĩ. Theo Toan Ánh thì “vô loài” liên quan tới quan niệm “vô luân” của người xưa như sau:
    “Xã hội ta xưa quan niệm lũ xướng ca vô loài là một tầng lớp vô luân. Họ bị coi là vô luân không phải vì họ sa đọa, chính sự sống của họ cũng không phải là sa đọa, mà chỉ vì những vai trò của họ đóng khi xướng hát: họ bị coi là vô luân ở đây vì người con có thể đóng một vai vua và người cha đóng vai bày tôi quỳ lạy, anh em ruột có thể đóng đôi vợ chồng, và vợ chồng lại có thể đóng vai mẹ con hoặc cha con… Tất cả cái vô luân là ở đây, ở đấy luân thường đã không còn nữa, mặc dầu chỉ trong những lúc trình diễn.” (Toan Ánh, Phong tục Việt Nam, Khai Trí, 1969, tr. 429).
    Người xưa nhìn sân khấu dưới nhãn quan đạo đức của thời họ sống khó thể nói là khắc khe hay không. Giá trị đạo đức thời phong kiến có thể không phù hợp với cung cách sống hiện đại nhưng cái gốc lõi của vấn đề là sự nhìn thấy mầm mống mục ruỗng từ những điều khó thấy nhất.
    Không thể đánh đồng việc trình diễn, ca hát là hành động thiểu năng đạo đức mà phải nhìn chúng ở một góc sáng hơn trong đó rất nhiều bài học luân lý được đưa lên sâu khấu góp phần tạo lập trật tự đạo đức xã hội qua nhiều thời kỳ.
    Tiếc thay, đôi khi sân khấu cũng là nơi giúp cho cụm từ “xướng ca vô loài” sống lại nếu nội dung của buổi diễn hoàn toàn đi ngược với sự thật mà nó muốn chuyển tải. Thí dụ này lộ rõ trong buổi trình diễn trên cầu truyền hình giao lưu Việt-Trung mang tiêu đề “Láng giềng gần” diễn ra vào tối ngày Thứ Tư 14/12.
    Báo chí đưa tin “Cầu truyền hình trực tiếp Giao lưu Việt – Trung: Láng giềng gần” giữa hai điểm cầu Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội và trường quay của Đài Truyền hình Quảng Tây (Trung Quốc) đã diễn ra lúc 20 giờ ngày 14-12. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, VTV4 và VTV6 và Đài Truyền hình Quảng Tây.
    “Láng giềng gần” bị chỉ trích vì nhiều lẽ, trong đó có việc hai đối tác không ngang tầm với nhau do đó Việt Nam bị xem ngang hàng với một tỉnh của Trung Quốc.
    Việc thứ hai làm người ta giận dữ trong khi phía Việt Nam cười vui trên sân khấu ca tụng tình hữu nghị thắm thiết thì Hoàn Cầu Thời báo, một cơ quan ngôn luận bán chính thức của Đảng cộng sản Trung Quốc lại đòi đập cho Việt nam và các nước tại Biển Đông vỡ mặt để chứng tỏ sức mạnh Trung Quốc.
    Bài viết của thiếu tướng La Viện, một nhân vật cao cấp đương nhiệm không thể xem là dư luận của những người không chính thức trong hệ thống cầm quyền Trung Quốc. Từ mấu chốt này, đáng lẽ Việt Nam phải thức tỉnh, hoặc nếu đã tỉnh rồi thì phải trung thực với dân, đừng tiếp tục mụ mị họ qua chương trình vô duyên và thiếu đạo đức như “Láng giềng gần”.
    Trở lại với “xướng ca vô loài”, “Láng giềng gần” có phải là một chương trình điển hình cho cụm từ này hay không?
    Người quan tâm có thể đi xa hơn trong các điển tích Trung Quốc để tìm chút manh mối. Xin trích lại nguyên văn của tác giả Thu Thủy về nguồn gốc của “xướng ca vô loài” như sau:
    “Theo sử cổ của Trung-Hoa thì Nhà Thương (1766-1402 trước Công-Nguyên) về sau đổi thành Nhà Ân (1401-1123 trước Công-Nguyên) với vị vua cuối cùng là Trụ-Vương bị một bộ-tộc khác là nhà Châu, một nước chư-hầu, lật-đổ sau 643 năm trị-vì thiên-hạ. Dĩ nhiên, con dân Nhà Thương (Ân) phải ôm một mối hận nhà tan, và mối nhục mất nước, trong khi đó thì nhóm đàn bà con gái trong làng ca nhi của Nhà Thương, vì miếng ăn, manh áo, cùng nhau tụ-tập ở các tửu-điếm bên sông Tần-Hoài, dùng lời ca, tiếng hát của mình để phục-vụ cho quan-quân và người của chế-độ mới, tức là người của bộ-tộc Nhà Châu mà quên đi nổi nhục mất nước, nhà tan của mình. Làng ca-nhi nầy của Nhà Thương đã làm ô-nhục cho đất nước họ, một mối nhục muôn đời không gội rửa được, có lẽ vì thế mà người của Nhà Thương đã loại bỏ loại người hành-nghề xướng ca nầy ra ngoài lề xã-hội sinh-hoạt của họ. Việc làm ô-nhục của giới ca-nhi nầy đã bị người đời mỉa-mai, khinh-bỉ. Gần 2 ngàn năm sau, đến đời Nhà Đường (618-907 sau Công-Nguyên), ông Đỗ-Mục, một thi-sĩ tài-danh cùng thời với Lý-Thương-Ẩn (?), đã phải viết lên bài thơ Bạc Tần-Hoài, được Lệ-Thần Trần-Trọng Kim dịch như sau:
    Khói lồng nước bóng trăng lồng cát
    Bến Tần-Hoài thuyền sát tữu-gia
    Gái ca đâu nghĩ nước nhà
    Cách sông vẫn hát khúc ca Hậu-đình
    2 câu nguyên văn của bài thơ trên luôn được người đời nhắc-nhở như sau:
    Thương-nữ bất tri vong-quốc hận
    Cách-giang do xướng Hậu-Đình-Hoa
    Hậu-quả việc làm của nhóm Thương-nữ xướng-ca như đã nói trên đã khiến cho người đời khinh-bỉ và không liệt họ vào bất cứ một loại ngành-nghề nào trong xã-hội, có lẽ vì thế nên mới có câu:”Xướng ca vô loại”, không chỉ ở bên Tàu mà ngay cả ở Việt-Nam. Mãi cho đến đầu hậu bán thế kỹ thứ 20, nghề-nghiệp nầy mới bắt đầu chập-chững có chổ đứng trong xã-hội Việt-Nam, nhưng cũng còn phải chịu rất nhiều khó-khăn.
    Nhà Thương bị mất nước, ca-nhi Nhà Thương đi hát để phục-vụ cho kẻ cướp nước là Nhà Châu nên bị người đời nguyền-rủa và tạo nên thành-kiến là Xướng ca vô loại, mãi cho đến ngày nay đã hơn 3 ngàn năm mà bia miệng vẫn còn…”
    Việt Nam tuy chưa chính thức mất như câu chuyện của Nhà Thương nhưng thế đứng mấp mé bên bờ vực sẽ mất vào tay Trung Quốc không thể không nhìn thấy. Nếu kết án các thành viên trong buổi diễn như Thanh Lam, Tùng Dương, Lê Anh Dũng, nhóm Năm Dòng Kẻ cùng với hai MC nổi tiếng Diễm Quỳnh, Hữu Bằng đáng được xem là những nghệ sĩ thiểu năng trí tuệ điển hình cho xướng ca vô loài cũng không quá đáng. Tuy nhiên xét về mặt tổ chức và đưa chương trình này lên trong vị trí trang trọng của một kênh truyền hình quốc gia thì những kẻ đề nghị lẫn xét duyệt quả là vừa thiểu năng trí tuệ vừa vô loại đối với chủ quyền đất nước.
    “Xướng ca vô loài” trong ngữ cảnh này trở thành nhỏ bé và đáng được tha thứ. Vô loại trong ứng xử trước manh tâm xâm lược mới quan trọng và đáng được báo động hơn. Thời nào cũng có Lê Chiêu Thống, nhưng nhiều và trơ tráo như hiện nay thì câu hỏi gây sốc nhất là: “Có phải do tiền nhân không tích tụ đạo đức đầy đủ cho con cháu hay chăng?”
    Gây sốc nhưng vẫn chưa đủ mạnh để đánh động dư luận, nhất là những ai đang vỗ tay cho cái chương trình vô loại này.

    • Tiến Đặng luận về khái niệm ” xướng ca vô loài ” rất hay. Vấn đề VTV với truyền hình một tỉnh nọ mà nói là hai quốc gia thì như nhiều người phân tích : không lẽ nước ta chỉ ngang với một tỉnh của TQ ? Tóm lại chưa nói nội dung , nhưng tiêu đề thôi cũng đủ nói lên là cơ quan truyền thông đã và đang hướng dư luận, định hướng dư luận làm quen với việc nước ta sắp thành một tỉnh …. huhuhuhuhu ……..

      • Hình như mục tiêu của CNCS là Thế giới Đại đồng mà bác? Chả sớm thì muộn thôi, bác nín đi bác nhé. Tội!

      • Không phải em bình luận đâu. Thấy người ta rình rang rình ràng cầu nọ cầu kia mà chả thấy bác động tĩnh gì nên em bưng cái bài này ởt Quê Choa sang cho … bõ hờn đấy thôi.
        Hôm trước VTV1 cho phát cái cầu truyền hình Việt – Trung gì đó, thằng cu nhà em nó hét lên: Tắt vô tuyến không xem gì cái chương trình đáng xấu hổ ấy.
        Em xem để biết người ta đã làm cái gì. Vì vậy có mấy câu gọi là đánh giá thế này: ĐÓ LÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÁNG XẤU HỔ NHẤT TRONG NĂM.

  6. Ngày nay có người kể ràng mấy ông có những cái mồm cũng xấu như những cái…mồm nên để râu rất rậm hòng che đi những cái mồm xấu. Thế mà có ai đó bỗng dưng rước về và gọi là ông, là cụ, là bác và cả langhf cả nước làm theo. Ảnh của mấy ông được treo ở khắp nơi nơi, thế là người xấu lại hoá thành người đẹp, thành thần tượng cho mấy chục thế hệ.
    Đến những năm 90 của thế kỉ trước, nơi các ông xấu mồm ấy người ta dần dần ném các ông ấy vào quá khứ, gọi là hạ bệ hay phế truất gì đấy… Thế mà ở cái xứ ta mấy ông vẫn được tôn thờ một cách rất chi là … tôn thờ. Sự thể như vầy làm cho bọn trẻ bình luận rằng: đi học người ta, đến ngay cả khi người ta phế bỏ rồi mình vẫn không dứt ra được. Ngay cả khi người ta phế truất rồi thì mình vẫn cúc cung xì sụp khấn vái… HU hu thế thì gọi là đầu óc nô lệ chứ còn gọi là cái gì nữa…
    Hi hi

    • Ngu nhất là cái ngu không biết cái mình tôn thờ đó là ngu , bác Tiến Đặng nhỉ ?

    • Bác nói thế nào ý?
      Dạo này tôi đi khắp nơi, có thấy treo ảnh mấy nữa đâu. Ngày xưa thì nhà nhà treo, người người vái. Bây giờ ít thôi bác ạ. Hình như nhà Dân không còn treo nữa.

  7. Bỗng dưng nhớ da diết Bình Ngô đại cáo khi cụ Nguyễn tố cáo tội ác tày trời của quân cuồng Minh đã thừa cơ gây hoạ. Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh…

  8. tem mà tức!


Gửi phản hồi cho Zoe Hủy trả lời

Chuyên mục