Đăng bởi: trà hâm lại | 22.11.2011

CHÚNG TA CẦN NHIỀU CÔNG BỘC CÓ TẤM LÒNG ĐỂ MÀ ĐAU NHƯ NGÀI !

Mấy hôm nay , người ta xì xầm về một  đơn vị độc quyền nhà nước có mức lương ” đau lòng con săn sắt ” nhưng nó  có thể là niềm mơ ước của những giáo viên cống hiến cho xã hội khoảng gần 10 năm đằng đẵng,…

Người ta cho là mức lương đó cao quá mà còn đau lòng chi rứa … chú ?

Ừ thì nó có  thể cao hoặc không cao , chẳng hạn với nhiều ngàn công nhân ngành may mặc và các  khu công nghiệp ở thành phố hồ chủ tịch  thì đó là … ” niềm mơ ước bấy lâu , nhưng chưa thỏa nỗi chờ mong … ” – với khoảng hơn 2 triệu , với một gia đình công nhân hai vợ chồng , một đứa con thì tròm trèm 5 M/tháng  với hàng trăm khoản chi phí thời bão giá mà lòng luôn niệm phật là đứa bé đừng bệnh , chỉ với một cú  sốt ” không rõ nguyên nhân ” như thường thấy trong toa thuốc của các   ” lương y như từ mẫu ” luôn treo trên đầu  lời thề HYPOCRAT thì … kể như vài năm sau đó cha mẹ, con cái không có tiền về quê thăm ông bà , làng xóm,….

Số tiền ít trên là chỉ bữa ăn sáng của nhân viên hải quan hay những công bộc đáng kính mà chúng ta phải đóng thuế để trả lương cho họ hòng mong họ đưa chúng ta đi hết thắng lợi này đến thắng lợi khác ,  … chí ít cũng được hưởng cái  sự  tăng giá sinh hoạt đều đều trong khi lương tháng cực kì ổn định !

Ít – nhiều, nhiều – ít và thế thời – thời thế cứ xoay vần con tạo,….

Một điều, thực sự trong sâu thẳm , trà hâm lại rất tâm đắc, kính phục ngài Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam – Phạm Lê Thanh về phát biểu của ngài !

Nhìn lên, nhìn xuống hình như công bộc xứ ta chẳng ai có một tấm lòng như ngài , ngay khi đồng bào chịu cảnh lũ lụt tang thương thì các công bộc làm dáng tươi cười với thùng mì ăn liền trên tay cho báo lề chụp choạc,….. 

CHÚNG TA CẦN NHIỀU CÔNG BỘC CÓ TẤM LÒNG ĐỂ MÀ ĐAU NHƯ NGÀI !

 

 

Sếp EVN đau lòng vì lương nhân viên 7,3 triệu đồng

Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam – Phạm Lê Thanh cho hay, lương bình quân năm 2009 của ngành điện là 7,3 triệu đồng một tháng và chia sẻ “rất đau lòng khi thấy lương nhân viên chỉ có ngần đó”.

Tủi thân khi biết ‘lương EVN chỉ có 7,3 triệu đồng’

“Ngành giáo dục đào tạo làm 10 năm lương cũng chỉ 3,1 triệu đồng mỗi tháng. Sau khi nghe phát biểu của sếp EVN, các quan chức cấp cao ngành khác có thấy thương cho đơn vị mình không?”, bạn đọc của VnExpress.net băn khoăn.
> Sếp EVN đau lòng vì lương nhân viên 7,3 triệu đồng
> ‘Lỗ hơn 10.000 tỷ sẽ tính vào tăng giá điện’
> ‘Năm 2012, riêng Hà Nội có thể phải cắt điện’Sau khi VnExpress.net đăng tải bài viết “Sếp EVN đau lòng vì lương nhân viên 7,3 triệu đồng”, hàng nghìn độc giả gửi ý kiến phản hồi. Rất nhiều người thuộc các ngành nghề khác nhau như kỹ sư, bác sĩ, giáo viên… “choáng” vì mức lương trung bình của ngành điện vào năm 2009 đã lên tới 7,3 triệu đồng, gấp 3-4 lần nhiều lĩnh vực khác.

Là giảng viên một trường đại học, độc giả Lê Thành chia sẻ, bản thân anh cũng mơ ước mức lương mà “sếp EVN phải đau lòng” bởi làm 10 năm lương chỉ có 3,1 triệu đồng mỗi tháng. “Với mức lương như thế, liệu ai có thể dành toàn bộ thời gian của mình cho công tác giảng dạy, hay họ phải bươn trải để kiếm tiền nuôi con ăn học?” và bạn đọc này bổ sung thêm: “Sau khi nghe phát biểu của sếp EVN, các quan chức cấp cao ngành khác có thấy thương xót cho ngành của mình không?”.

Ảnh: Hoàng Lan
Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam – Phạm Lê Thanh. Ảnh: Hoàng Lan.

Đồng tình với quan điểm trên, độc giả Nguyễn Thị Mỹ Dung bộc bạch, lương dược sĩ đại học chưa tới 5 triệu, nhân viên công ty nước ngoài ngành dược chưa tới 6 triệu, lương công nhân chưa tới 3 triệu đồng mỗi tháng. “Trong khi đó lương 7,3 triệu là không đủ sống. Vậy những công nhân làm với mức lương đó làm sao họ sống được, không lẽ họ chết ?”, chị Dung tâm tư.

Số đông đọc giả cho cho rằng, thời điểm năm 2009, khi giá cả chưa leo thang như hiện nay, thì mức lương 7,3 triệu là đáng mơ ước. Không ít người là công chức nhà nước chỉ có lương trên dưới 2 triệu đồng. Cán bộ tòa án vào nghề được 5- 10 năm, tính cả phụ cấp mới lên tới 3,19 triệu đồng. Còn bác sĩ, ra trường 10-25 năm có bằng thạc sĩ nhưng tổng thu nhập gồm lương và phụ cấp ngành, tiền trực… cũng chỉ khoảng 4- 5 triệu đồng. Không ít trường hợp tốt nghiệp loại giỏi, làm cho công ty vận tải quốc tế cũng chỉ trên dưới 5 triệu đồng mỗi tháng.

Nhiều bạn đọc ở thành thị thừa nhận mức lượng của họ dù thấp, chỉ bằng trên dưới một nửa nhà đèn nhưng “vẫn đủ nuôi vợ con và mẹ già ở thành thị”. Do đó, số đông độc giả cho rằng, ngành điện cần tự xem và chỉnh đốn lại mình bởi so với mặt bằng chung của xã hội, đến nay, nhiều ngành vẫn không bắt kịp lương nhà đèn vào năm 2009.

“Một cán bộ cấp vụ sống ở Hà Nội, công tác gần 40 năm trong ngành, phấn đấu liên tục không mệt mỏi và có đủ các bằng cấp theo đúng chuẩn cấp vụ của Nhà nước quy định, mà mỗi tháng hiện thu nhập chưa được 6 triệu đồng”, độc giả Trần Tiến Dũng chia sẻ.

Thậm chí bạn đọc Nguyễn Đoàn còn xin “cho tôi vô ngành điện với” và cam đoan “sẽ làm được những việc công nhân ngành điện đang làm”. Độc giả này sẵn sàng chấp nhận chịu thiệt, chỉ xin lương 6 triệu một tháng, thấp hơn mức lương 1,3 triệu đồng của nhà đèn cách đây 2 năm.

Độc giả Nguyên Kiệt cũng có ý định viết đơn xin gia nhập ngành điện và chấp nhận “sống khổ” như nhân viên EVN. Thậm chí độc giả này còn hài hước, khi nhà đèn tuyển người, chỉ cần thông báo rộng rãi chắc chắc sẽ “không đủ chỗ mà nhận hết vì sếp sẽ không cam tâm nhìn thêm cả trăm con người phải chịu mức lương thấp”.

Tuy nhiên, việc cùng lúc thông báo khoản lỗ hàng chục nghìn tỷ đồng và công khai mức lương của ngành điện nhiều bạn đọc bức xúc. Bạn đọc tên Dũng thắc mắc, EVN kêu lương nhân viên thấp, lỗ hàng nghìn tỷ đồng, vậy nguồn vốn ở đâu để đầu tư vào mảng viễn thông, bất động sản, ngân hàng? Trong khi lượng vốn đầu tư đó đổ vào đầu tư vào các dự án điện có thể sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nhiều việc kinh doanh thua lỗ của EVN Telecom.

Anh Dũng lo ngại khoản lỗ nặng nề và việc than mức lương của EVN thấp là việc dọn đường cho tăng giá điện. Nghịch lý ở chỗ, ngành điện độc quyền lấy vốn nhà nước để mở rộng các ngành nghề khác ngoài lĩnh vực của mình rồi kinh doanh thua lỗ lại đòi tăng giá. “Nếu cứ tăng giá điện để bù lỗ cho việc tăng lương cho nhân viên ngành điện, cho các dự án thua lỗ khác ngoài ngành thì có lẽ giá điện sẽ tăng mãi không ngừng”, anh Dũng lo lắng.

Trong khi nhiều người không đồng tình với phát ngôn của EVN thì một số ít độc giả tỏ ra thông cảm. Độc giả Minh Anh cho rằng, người đọc không nên quá khắt khe, bởi phát ngôn của ông Thanh đứng trên góc độ một người lãnh đạo của ngành. Lãnh đạo phải dám đặt mục tiêu và không thể vì nhìn mức sống ở những nơi khác, ngành khác thấp hơn mà phải chấp nhận “ừ thôi, như thế là mình cũng tốt lắm rồi”.

“Rất có thể mục tiêu của EVN đặt ra về thu nhập bình quân của họ mong muốn là cao hơn, nhưng khi không đạt được thì với vai trò một người lãnh đạo, một người quản lý sẽ cảm thấy buồn”, Minh Anh nói.

Theo độc giả này, việc so sánh tương quan mức sống, mức thu nhập của toàn xã hội thì đó là trách nhiệm của các lãnh đạo cấp Nhà nước. Do đó, độc giả Minh Anh nhấn mạnh mỗi người hãy đặt mục tiêu và làm tốt vai trò, chức trách của mình, trong phạm vi của mình trước đã.

Đồng tình với quan điểm trên, bạn đọc với nick Vicem cho rằng mức lương 7,3 triệu là chưa đủ sống. Do đó, doanh nghiệp lo được cho nhân viên mức lương ấy nên được động viên. Tiêu chí “nguồn lao động giá rẻ” là lợi thế cạnh tranh quốc gia dẫn đến nhiều doanh trả lương thấp. “Cá nhân tôi, tôi muốn sống được bằng chính đồng lương của mình, chuyên tâm vào công việc của mình, toàn tâm toàn ý cho công việc. Vì mình biết, mình không phải lo từng bữa ăn”, độc giả Vichem bộc bạch.

Ngày 19/11, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam – Phạm Lê Thanh cho hay, lương bình quân năm 2009 của ngành điện là 7,3 triệu đồng một tháng và chia sẻ “rất đau lòng khi thấy lương nhân viên chỉ có ngần đó”. Theo lãnh đạo nhà đèn, đây là mức tương đối thấp, nếu ở nông thôn thì ổn, còn ở thành thị thì không thể sống được.

Hoàng Lan

Lãnh đạo EVN trần tình về lương 7,3 triệu đồng

“Tôi không dám nói ngành điện vất vả hơn ai nhưng chắc chắn đây là một nghề nặng nhọc, nói anh em ngành điện sướng quá thì e là hơi nặng lời”, lãnh đạo EVN chia sẻ.


Trả lời

  1. […] – Tiến sỹ Nguyễn Quang A: Nếu cần “phải đuổi” cả lãnh đạo – (BBC). – CHÚNG TA CẦN NHIỀU CÔNG BỘC CÓ TẤM LÒNG ĐỂ MÀ ĐAU NHƯ NGÀI ! (Trà hâm lại). – “Tăng giá điện để bù lỗ cho EVN là chưa có trách nhiệm […]

  2. […] – Tiến sỹ Nguyễn Quang A: Nếu cần “phải đuổi” cả lãnh đạo – (BBC). – CHÚNG TA CẦN NHIỀU CÔNG BỘC CÓ TẤM LÒNG ĐỂ MÀ ĐAU NHƯ NGÀI ! (Trà hâm lại). – “Tăng giá điện để bù lỗ cho EVN là chưa có trách nhiệm […]

  3. […] – Tiến sỹ Nguyễn Quang A: Nếu cần “phải đuổi” cả lãnh đạo – (BBC). – CHÚNG TA CẦN NHIỀU CÔNG BỘC CÓ TẤM LÒNG ĐỂ MÀ ĐAU NHƯ NGÀI ! (Trà hâm lại). – “Tăng giá điện để bù lỗ cho EVN là chưa có trách nhiệm […]

  4. Đấy là lương bình quân,ngay trong ngành điện cũng rất loạn xạ,kĩ sư bậc 5,bậc 6 cộng tất cả các khoản cùng chỉ cỡ 6 triệu cả ăn ca.
    Nhưng cán bộ trên tổng công ty thì kĩ sư bậc ấy lại trên 10 triệu+ hệ số ngành 2.5 là bao nhiêu? không ai biết .
    Còn Tập đoàn thì vô biên, chẳng thế mà có vị giám đốc công ty cỡ vài ngàn người còn bỏ của bán ghế chạy lên Tập đoàn ngồi chơi hưởng lương Tập đoàn!

    • Dân ta è cổ ra đóng thuế,….
      Tôi đã từng chứng kiến người nông dân lội nagập đến cổ gặt từng hạt lúa ở đồng thap mười,… rồi phơi phong,… cho khô để thi đua đóng thuế cho nhà nước ,…
      Bỗng dưng nhớ … ” cái đêm hôm ấy…. đêm gì ? ” của Phùng Gia Lộc.

  5. Bỗng dưng nhớ câu thơ của A.Puskin thì phải: TA UỐNG, TA ĂN, TA NÓI HÃO.

  6. […] Tiến sỹ Nguyễn Quang A: Nếu cần “phải đuổi” cả lãnh đạo – (BBC). – CHÚNG TA CẦN NHIỀU CÔNG BỘC CÓ TẤM LÒNG ĐỂ MÀ ĐAU NHƯ NGÀI ! (Trà hâm lại). – “Tăng giá điện để bù lỗ cho EVN là chưa có trách nhiệm […]

  7. […] Tiến sỹ Nguyễn Quang A: Nếu cần “phải đuổi” cả lãnh đạo – (BBC). – CHÚNG TA CẦN NHIỀU CÔNG BỘC CÓ TẤM LÒNG ĐỂ MÀ ĐAU NHƯ NGÀI ! (Trà hâm lại). – “Tăng giá điện để bù lỗ cho EVN là chưa có trách nhiệm […]

  8. Dù vì lý do gì đi chăng nữa thì ông Thanh cũng đã cho chúng ta biết một phần của sự thật.
    Ở cùng thời điểm đó,tôi nghĩ chắc chắn không chỉ một mình ngành điện có mức lương như vậy thôi đâu,chỉ có điều không có ông chủ nào dại gì mà dốc bầu tâm sự theo kiểu của ông Thanh.
    Ngoại trừ những đơn vị sản xuất có vốn đầu tư từ nước ngoài,một vài đơn vị hành chính sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách còn lại các đơn vị sản xuất kinh doanh đều có mức lương xấp xỉ như vậy cả.Thậm chí có những ngành còn khủng hơn rất nhiều (như ngân hàng,bưu chính,viễn thông,đặc biệt là ở Viettel )
    Tôi xin lấy dẫn chứng thu nhập hiện nay của một vài đơn vị để các bác so sánh.Hiện tại,thu nhập (hợp pháp) của một giám đốc chi nhánh điện cấp huyện chỉ khoảng 12-15 triệu nhưng thu nhập (hợp pháp) của một vị giám đốc ngân hàng (cũng cấp huyện) đã vào khoảng 25-27 triệu hay như thu nhập của một ông đeo quân hàm đại ta ở Viettel thì vào khoảng 80-100 triệu.
    Tôi thì thấy ý kiến của ông Thanh dù sao cũng đã công khai cho dân chúng biết được một phần sự thật.Cũng qua đó để chúng ta biết thêm một sự thật khác vừa buồn vừa đau đó là trong khi người ta trả lương một cách tùy tiện và vô tội vạ như vậy thì trong các kỳ họp Cuốc hội,các vị vẫn cứ nâng lên đặt xuống cái mức lương khởi điểm với chỉ hơn 1 triệu đồng.
    Tôi cứ băn khoăn tự hỏi chả nhẽ các đại biểu không ai biết,hay các vị đều đã biết nhưng vẫn giả vờ đóng kịch
    hay là,cái này là quan trọng nhất :Mức lương mà các vị đưa ra chỉ nhằm để cho các đơn vị có vốn đầu tư từ nước ngoài áp dụng bởi ở đó có vốn cổ phần của các nhà lập pháp.

    • Vậy tôi mới nói là cho dù ít hay nhiều mình chưa nói, cái đáng nói là ông Thanh có tấm lòng thương con dân của EVN , chưa thấy công bộc nào nhỏ nước mắt như thế ( cho dù nước mắt cá sấu ) trước cảnh bần hàn của quá nửa dân Việt đang làm công ăn lương trong các khu công nghiệp của mấy ông chủ tàu,….

      • Trong bài trả lời của mình,ông Thanh cũng đã hé lộ ra rằng 7,3 triệu chỉ là tiền lương (được hạch toán) chứ không phải là “thu nhập”
        Trong cái còm vừa rồi tôi cũng nói tới thu nhập của một vài cán bộ lãnh đạo hiện nay.Ở đây xin nói lại để các bác rõ,tôi không lẫn lôn giữa tiền lương và thu nhập.
        Nếu gọi các khoản ngoài lương là thu nhập thì số tiền đó sẽ không bao giờ được tính bình quân để chia cho mọi người.Nó có thể là tiền lợi tức,tiền thưởng sáng tạo,tiền tăng năng suất v v..và nếu đúng là như vậy thì các khoản đó sẽ không được hạch toán vào Qũy tiền lương để tính giá thành.
        Nhưng trong thực tế hiện nay,người ta bóc tách tiền lương và thu nhập ra làm hai khoản khác nhau thực chất chỉ vừa để lách luật vùa để trốn tránh tiền bảo hiểm.
        Các khoản này có thể núp dưới danh nghĩa tiền ăn ca,tiền khoán công tác phí,tiền làm ngoài giờ,tiền bồi dưỡng làm đêm v v….Ngay cả việc trích quỹ nọ quỹ kia của năm trước để chia thưởng thì thực chất cũng chỉ là sự biến tướng giữa chi phí năm trước với năm sau mà thôi.
        Đó là một phần để giải thích lý do tại sao EVN (và nhiều ngành khác) kêu lỗ mà vẫn lãi.
        Mà thôi bác Trà đã có bài mới rồi.

        • Chứng minh tiêu biểu là hai quan chức đầu ngành điện của thành phố mang tên bác !

  9. […] – Tiến sỹ Nguyễn Quang A: Nếu cần “phải đuổi” cả lãnh đạo – (BBC). – CHÚNG TA CẦN NHIỀU CÔNG BỘC CÓ TẤM LÒNG ĐỂ MÀ ĐAU NHƯ NGÀI ! (Trà hâm lại). – “Tăng giá điện để bù lỗ cho EVN là chưa có trách nhiệm […]

  10. Chỗ ăn không hết chỗ lần không ra bác à. Có những bà nội trợ nghèo cầm mấy đồng bạc nhàu nát trong tay đi tới đi lui, đắn đo mà không biết mua gì, cái gì cũng mắc kinh khủng mà túi tiền lại hạn hẹp. Thật là bất công.

    • Phay van@, cái đáng nói là một người lãnh đạo biết ” rủ lòng thương ” nhân viên của mình

  11. Ôi giời ơi , đọc xong bài ni em khóc tu tu lên thương cái thân miềng quá bác Trà ôi. Em xin bác đừng đưa cái bài ni lên mà nhiều người tủi phận ,bác à. Chán chả buồn chết .

  12. Đọc bài “Những khoản lỗ tay trái ngàn tỉ của EVN” thấy đăng ngành điện lỗ lũy kế khoảng 35 ngàn tỉ đồng.(Riêng năm ngoái 23ngàn tỉ)Chưa kể 11 ngàn tỉ ngành điện đang nợ ngành khác chưa trả:Chết giấc!
    Và đây,Các mốc tăng giá điện:
    1/1/2007:giá bán lẻ điện là842đ/kwh
    1/7/2008—————–tăng lên890đ/kwh
    1/3/2009———————–948đ/kwh
    1/3/2010———————–1058đ/kwh
    1/3/2011————————1242đ/kwh
    (muốn khỏi lỗ tiếp thì giá điện nghe nói phải là 1550đ/kw.
    ỒI..khi đó lương bình quân của nhân viên ngành điện VN chắc sẽ khoảng 20trđ/thg?Vậy thì họ vẫn “Đau lòng” vì…quá thấp .Do “cũng chỉ” mới ngang với 30-35% thu nhậpbình quân của dân Mỹ thui mà(Dân Mỹ 30ngàn USD-40ngàn USD/năm)

    • Đây cũng là một tấm gương cho các ngài công bộc khác, vì chưa thấy ngài nào – ví như ngài thượng thư bộ học chẳng hạn – nhỏ nước mắt trước cảnh thày giáo gần 10 năm cống hiến mà chỉ dám mơ phân nửa lương của một công nhân EVN,….

  13. giáo dục chưa kêu, điện đóm đã kêu. hâm quá anh lão hè.

    • Cắc chắn ngày xưa O đi thi chính trị bị điểm kém. Vì Lê Nin nói muốn có chcu3 nghĩa cộng sản thì phải điện khí hóa toàn quốc đó sao ?

  14. Mỗi lần ổng báo cáo là… van lỗ. Lỗ thì lấy đâu mà trả lương cao thế!
    Như công ty tôi bây giờ chẳng hạn. Tháng này xếp bảo… không có thu nên chậm lương. Té ghế!

    • Nhưng tháng sau lĩnh gấp … đôi , ba lần cũng được bác ạ.

      • Ý bác bảo tháng này cho con nhà em sang nhà bà hàng xóm… “bú” nhờ sửa à 😀

  15. Niềm mơ ước bấy lâu
    Của bao nhiêu ngành cấp.
    Con số hai năm trước
    Nhìn thấy đã choáng rồi.

    Trong khi hàng triệu người
    Sống dưới mức nghèo khổ
    Ông EVN kêu lỗ
    Con số quả giật mình.

    Phải chăng ông trần tình
    Để còn tăng giá điện
    Ông cầm cân ánh sáng
    Sao đầu óc tối mù.

    Ông ơi hãy tỉnh cho
    Nhìn mặt bằng đây đó
    Đừng một mình “than khổ”
    Cho dân chúng dưới quyền.

    Hãy vì dân vì nước
    Xin ông chớ độc quyền
    Xin đừng tăng giá điện
    Cho cả nước bình yên.

    • Ông EVN ứ thích tỉnh
      Thì mụ tính ra răng
      Ông đang dọa sang năm
      Nỏ tăng ông cắt tuốt

      Có ức thì vuốt ngực
      Tiền điện nộp cho mau
      Để ông tính trước sau
      Còn đem ra chi thưởng 🙄

      • thang mo@ ơi, sang năm bọn mình thắp nến cho … sang !( Ngày xưa qu1y tộc Ngay tuyền thắp nến đấy thôi ? )

    • Chủi EVn hình như … lệch địa điểm , HB à.

  16. tôi có thằng bạn làm ở điện lưc, vừa rùi hỏi lương bao nhiêu? nó nói hơn chục tôi tròn mắt hay nó cuội , nhưng đến nhà nó chơi thì nó nói đúng, mua xe 3năm rùi nhà đoàng hoàng 2con vợ là giáo viên mần non,nó bật mí lương xếp nó cao hơn nhiều,thế đó các bạn tới đây thì tăng giá điện để bù nào khoảng lương đó….

    • Bác hạnh@ , ông bạn bác có ” hai con vợ là giáo viên mầm non … ” hay là có ” hai con, vợ là giáo viên… ”
      Thằng đánh máy của bác quên dấu phẩy thành thử nó … nhạy cảm .

  17. […] – Tiến sỹ Nguyễn Quang A: Nếu cần “phải đuổi” cả lãnh đạo – (BBC). – CHÚNG TA CẦN NHIỀU CÔNG BỘC CÓ TẤM LÒNG ĐỂ MÀ ĐAU NHƯ NGÀI ! (Trà hâm lại). – “Tăng giá điện để bù lỗ cho EVN là chưa có trách nhiệm […]

  18. Ngành nào ngon thì lương cao , mà những ngành nghề ngon lành ấy chỉ có chỗ cho con ông cháu cha thôi bác nờ .

    • Chị “bà ngoại” nói chỉ có đúng. Nghề trồng lúa là ngon nhất, luôn được ăn những hạt gạo mới nhất thơm ngon và nghề đó một trăm phần trăm là cha truyền con nối!

    • Bác Lan ạ, cái nớ thì là bài ca bất hủ xưa nay rồi ! CCCCC mà !

  19. Tui đọc trên báo thấy đăng những chuyện như
    -Ngành điên năm trước kêu lỗ nặng ,nhưng lại đòi trích hơn 1 ngàn tỉ để thưởng.
    -Lương bình quân toàn ngành năm 2009 là 7,3tr/thg(còn giải thích là phần lương hạch toán trong giá thành điệnthôi đấy).nhưng có những kỹ sư điện thổ lộ ,dù đã mấy năm công tác mà thu nhập của anh ta vẫn dưới 3tr/thg.Sao lạ thế?
    -Có những giáo viên mẫu giáo đã 29 năm công tác mà lương chỉ được nhận 500 ngànđ/thg (mà vẫn không dám bỏ việcvì tiếc mấy chục năm công tác.) thì ai thương?
    Không so với người nông dân nữa.Kể ra đây thì nhục lắm.Đã thế họ lại còn phải trả giá điện trên trời.
    Mấy vị lãnh đạo nên xử sao cho công bằng để dân nhờ với.

  20. Có thể lương anh không cao nhưng vẫn khiến người khác phải ngước nhìn 🙄

    Hay là cán bộ ngành điên nặng ăn uống và sinh hoạt khác mọi người 😦

    • Bác nói vậy hóa ra tụi nó không phải là người à ?

  21. Nói thực thì 7.3 triệu ở HN hay SG nuôi sống bản thân và gia đình cũng hơi chật vật. Ông này nói thật. Còn các ngành khác, mức lương thấp nữa thì họ phải tìm mọi cách kiếm tiền, kể cả không lương thiện cho lắm. Còn nếu không, họ vẫn có thể tồn tại, nhưng trong xã hội hiện nay, tồn tại kiểu đó dưới mức người!

    • “Ông này nói thật”
      Vậy là ông này đau lòng vì nhân viên ổng lương thấp thật a?

      • Vặn vẹo cái giề? “Ông này nói thật” là tui nói ổng thật cái vụ thấp ( mặc dù so với rất nhiều ngành khác là cao ). Tui bẩu ổng đau lòng hồi nào? ( Trừ khi ổng bị Tào Tháo đuổi thì tôi đếch chịu trách nhiệm ). Được chưa? Đ/c Giăng?

    • Không lương thiện và dưới mức người! OK.

    • Chính thế hth@ à. Nghĩa là làm sao người ta kiếm đủ thì thôi , phần nổi cộng phần chìm = hằng số !

  22. VÔ PHÚC RƯỚC HỮU PHƯỚC
    *
    PHƯỚC ngồi nghị gật
    Bỗng bật đôi mông
    Không cần khép hông
    Đại đồng thiên hạ
    *
    Mép môi thượng toạ
    Nhớt nhã thối tha
    Chúc thủ lĩnh quà
    Biểu tình nan quá
    *
    Tiền hậu khai hoả
    Vẹm ngỡ thân môn
    Đội hại công đồn
    Lỗ mồm vô phúc
    *
    Lá phiếu nhơ nhuốc
    Dân buộc đi bầu
    Rớt xuống ao sâu
    Trên đầu hữu PHƯỚC
    *
    TÂM THANH

  23. […] —  (BBC). – Lương thấp như …EVN   —  (Lê Dũng).  – CHÚNG TA CẦN NHIỀU CÔNG BỘC CÓ TẤM LÒNG ĐỂ MÀ ĐAU NHƯ NGÀI ! (Trà hâm […]

  24. Khổ thân em quá, thất nghiệp lại còn sắp bị cúp điện vì không có xiền!!

    • Tốt quá , mình bỗng dưng trở thành tấm gương tiêu biểu về thực hành tiết kiệm !


Gửi phản hồi cho Tin thứ Tư, 23-11-2011 | Dahanhkhach's Blog Hủy trả lời

Chuyên mục