Đăng bởi: trà hâm lại | 30.07.2011

Vậy thưa ngài BT, ngành GD sinh ra để mần cái chi ạ ?

Ngài BT GD nói vấn đề lịch sử không phải trách nhiệm của ngành GD mà là vấn đề của xã hội!

Vậy thưa ngài BT, ngành GD sinh ra để mần cái chi ạ ?

Trích :

” …… Tôi đồng ý với nhận xét ấy, nhưng chuyện đó không phải của giáo dục. Đấy là vấn đề của xã hội. Lịch sử Tàu không phải là do chúng tôi dạy sử Trung Quốc mà do xem phim Trung Quốc, đọc truyện Trung Quốc chứ không phải học sinh Việt Nam đi học sử Trung Quốc rồi yêu lịch sử Trung Quốc. Đừng nhầm lẫn. Đó không phải do học, dạy sử Trung Quốc. … “

 

 

.

 

Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận:

Điểm lịch sử thấp là vấn đề của thời đại

Thứ Bảy, 30.7.2011 | 08:57 (GMT + 7)

“Điểm lịch sử thấp là vấn đề của thời đại… Việc có hàng ngàn điểm 0 trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ vừa qua là vấn đề bình thường” – đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận khi trả lời các phóng viên về những vấn đề liên quan đến việc dạy và học môn lịch sử.

Ông có cho rằng có hàng ngàn điểm 0 trong kỳ thi ĐH vừa qua là thảm họa trong việc giáo dục môn học lịch sử?

– Tôi nghĩ là bình thường, vì thi đại học là cuộc thi tuyển nên đề thi có sự phân loại để rõ ra người giỏi, người khá, người yếu kém nên điểm kém là chuyện bình thường. Cũng không nên nói điểm kém như vậy là thảm họa của việc giáo dục môn học lịch sử, mà cần phải bình tĩnh nhìn nhận đầy đủ toàn diện vấn đề. Bây giờ hô hào các cháu phải học ngoại ngữ, học tin học…, học nhiều thứ như vậy sẽ có những môn như lịch sử và cả văn học sẽ bị xem nhẹ hơn chút thì cũng đừng coi đó là thảm họa. Báo chí không nên quy chụp một chiều.

Hàng ngàn điểm 0 môn lịch sử trong kỳ thi đại học năm 2011, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận:
Hàng ngàn điểm 0 môn lịch sử trong kỳ thi đại học năm 2011, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận: “Tôi nghĩ là bình thường”. Ảnh: CHÍ TÙNG

Đây không phải là sự quy chụp của các cơ quan báo chí, mà thực tế cho thấy kết quả môn lịch sử trong kỳ thi đại học vừa rồi quá thấp, vì vậy xã hội đặt câu hỏi chứ không phải báo chí?

– Điểm lịch sử thấp là vấn đề của thời đại. Các bạn hãy nhìn rộng ra nhiều nước, như nước Mỹ và nhiều nước trên thế giới này, không chỉ ở Việt Nam có hiện tượng ấy. Khi mà khoa học lịch sử, tiếng nói của nó trong cuộc sống hiện đại hôm nay ít, khi mà cơ hội tìm việc làm của những người giỏi sử ít.

Thử hỏi tin học có gì hấp dẫn không? Không có gì cả. Nhưng nếu không có nó thì người ta không thể sống trong xã hội hiện đại, người ta phải học và khi học nó người ta tìm thấy cơ hội có thu nhập cao, cuộc sống ổn thỏa thì sẽ thấy hay. Đó là chuyện của thời đại, của thế hệ này, do cách mạng khoa học công nghệ, do sự biến đổi, đòi hỏi của thị trường lao động.

Lý giải môn lịch sử không được quan tâm là do xu thế thời đại. Nhưng có thể thấy, người Việt tiếp xúc với những “Tam quốc diễn nghĩa”, “Đông chu liệt quốc”…, thuộc sử Tàu nhiều hơn sử Việt. Ông có suy nghĩ gì?

– Tôi đồng ý với nhận xét ấy, nhưng chuyện đó không phải của giáo dục. Đấy là vấn đề của xã hội. Lịch sử Tàu không phải là do chúng tôi dạy sử Trung Quốc mà do xem phim Trung Quốc, đọc truyện Trung Quốc chứ không phải học sinh Việt Nam đi học sử Trung Quốc rồi yêu lịch sử Trung Quốc. Đừng nhầm lẫn. Đó không phải do học, dạy sử Trung Quốc.

Ông nói thế nào về ý kiến cho rằng nguyên nhân việc này chủ yếu do vấn đề dạy và học?

– Đấy là một ý kiến và có khía cạnh đúng của nó, nhưng nếu đổ hết tất cả cho việc này thì lại là chuyện khác. Việc dạy lịch sử hiện nay chưa hấp dẫn ở chỗ chỉ nêu ra đánh trận này diệt bao nhiêu giặc, đánh trận kia thu bao nhiêu vũ khí là không nên và cần phải thay đổi. Tôi thì nghĩ việc dạy lịch sử là để hiểu biết truyền thống, bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm. Cố gắng hướng tới mục đích ấy chứ còn hướng tới việc yêu cầu học sinh nhớ thì nay nhớ xong mai lại quên thì không nên. Báo chí và các thầy cô nói về việc này là đúng. Nhưng đổ hết việc ấy cho vấn đề dạy học thì không đúng.

Vậy hướng thay đổi sẽ như  thế nào?

– Thay đổi như thế nào thì phải bàn. Trong hướng tìm tòi thay đổi toàn diện thì có cả thay đổi mục tiêu, chương trình, nội dung phương pháp dạy và học. Tôi đã trao đổi với bên Viện Lịch sử để phối hợp.

Cách đây 3 năm đã có hội nghị lớn của các nhà sử học phối hợp với Bộ GDĐT để nhằm cải thiện tình hình dạy học lịch sử. Sau 3 năm việc này đã triển khai đến đâu?

– Tôi không có thông tin về việc ấy vì khi đó tôi chưa làm bộ trưởng và chưa được phân phụ trách mảng việc ấy, nhưng tôi nghĩ cách đây 3 năm đã phối hợp thì không có nghĩa bây giờ không phối hợp nữa, mà phải phối hợp chặt hơn. Thay đổi sách giáo khoa thì chưa thay đổi được ngay đâu, phải có quy trình của nó. Nếu thay đổi xoành xoạch như thế thì thành ra tùy tiện.

– Xin cảm ơn ông!

Châu Anh ghi

(nguồn)


Trả lời

  1. mucar:Tôi cũng thách bác nào tìm được vài ông ,bà nghị nào có thể làm hay hơn các B T của chúng ta ?
    Hay tại vì quá lâu tôi không đọc báo quốc doanh?

    • Thì tất cả đều là đảng viên nên … ” mô cũng rứa ” mà thôi !

  2. Anh Trà hỏi hay hè, Bộ Giáo dục sinh ra là để giáo dục tất cả…trừ môn sử, vì lịch sử nước nhà không hay bằng sử Tàu 😀

  3. Bác ấy có lẽ mới từ Kim Long về thì phảy, điên.

    • Kim long là đâu thế huongbuoi?

  4. Công bằng thì không phải chỉ có môn Lịch sử mà nhiều môn khác như Văn,Địa lý .. cũng ở trong tình trạng tương tự.
    Cũng không phải chỉ có Bộ giáo dục và ông Bộ trưởng Luận mới bình thản như thế trước một thực trạng lẽ ra phải lo ngại.
    Tóm lại là cái đất nước mình nó thế.Các bác nói thế chứ nói nữa cũng chẳng thay đổi được điều gì.Ông Luận vẫn cứ là Bộ trưởng và số học sinh được điểm 0 sẽ vẫn cứ tăng … tăng mãi.

    • Đúng vậy bác Thuận, nhưng có điều nếu Luận mà khôn ranh tí nữa sẽ không phơi cái mặt chó ra như thế, ngay vấn đề như biển đông chẳng hạn, sang Chủ tịch cũng uốn lượn vòng vèo , không như tổng thống Phi.

  5. Tôi thì tôi thấy ông Bộ trưởng trả lời thật hay. Kết quả thi cử cho thấy là cả một thế hệ thanh niên không quan tâm đến lịch sử, đó chính là vấn đề xã hội dẫu xã hội đã bắt ngành Giáo dục dạy và bắt học. Nếu theo chương trình giảng dạy thì môn Sử cũng chiếm không ít thời gian. Vậy thì chúng ta cần hiểu rằng : Nền tảng xã hội đã đi lệch hướng. Bởi thanh niên họ hiểu rằng cha ông họ đã nỗ lực một cách vô ích, lãng phí thời gian một cách ngu ngốc để cuối cùng cũng chả đưa lại cho Nhân dân (Dân đen) một tương lai tốt lành gì vì xét cho cùng thì thời nào cũng thế, thiểu số cầm quyền khi bị đe dọa mất quyền lợi thì tung hô và nhờ vả sức Dân, nhưng khi họ nắm được quyền lực thì họ lại đè nén và bóc lột sức Dân. Không quan tâm đến Lịch sử nghĩa là Xã hội đã tạo nên một thế hệ đặt cái Tôi lên trên hết, quyền lợi của Tôi, của một Nhóm người lên trên quyền lợi của Nhân dân đúng như bản chất của Xã hội đó.

    • Lời nhận xét của bác Giao thật hay và thấm thía.
      Hồi xưa lúc em còn học phổ thông, suốt năm lớp 12 toàn học sử VN thời kỳ 1945-1975, toàn những điều dối trá nuốt không trôi, em cũng chẳng học chữ nào, đi thi em cũng quay cóp, cốt sao kiếm 5 điểm, khỏi thi lại. Việc làm của em không tốt, nhưng em rất tự hào vì em đã không nhồi nhét những thứ vô bổ đó vào đầu.

      • may quá phải không Phay Van@ ! chúc mừng sự may mắn, hihihihi, may mắn hơn anh !

    • Bác Đồ Trọc@ : Cung kính chi bằng tuân mạng !

  6. Các pác ném đá ông Bộ nhà GD nhiều quá. các pác cứ xem như ông ấy là Bộ Trưởng Bộ GT-VT là ok ngay he he :http://vn.360plus.yahoo.com/holan646/article?mid=4680&prev=4685&next=4684 và cũng khỏi phải “… tát cho sưng mồm…”

    • Đây là nỗi sỉ nhục cho các thày, các cô giáo khi phải ” tiếp thu ” ý kiến này của ông ta. Việc trẻ em đang lứa tuổi học trò là việc của ngành GD, thế mà ông ta lại nói là việc đó của …. xã hội ! nếu nói đó là việc của TQ nghe cũng còn xuôi tai hơn….

  7. Nhìn mặt ngài ấy ngây ngây 🙂

  8. Thấy các báo khích kháy,các blog xúm vô chửi ông Bộ trưởng ni mà cứ thấy tội tội. Nhưng rồi …”soi” lý lịch thấy ông ta được ông Nguyễn Minh Hiển lựa chọn và đưa lên, lại thấy đáng đời.(Ông Hiển nớ không liên quan chi đến tui nhưng thấy từ khi ông ấy”làm Giáo dục” ,ngành GD bệ rạc quá thể như rứa nên tui tự nhiên ghét ông Hiển không chịu được)
    Mà suy cho cùng,đúng là tui “thấy tội tội ” cho ông Luận rất vô duyên,từ khi ông Luận làm BT đến giờ,ngành GD cũng xẩy ra bao nhiêu trò lố lăng,chuyện nhăng nhít của thầy-cô-trò.. đấy thôi.Ông ấy làm Hiệu trưởng ĐH thương mại,đọc báo thấy giai đoạn ấy ,ĐH Thương mại cũng chẳng ra gì.Rứa mà vẫn lên chức.

    • Ông nào lên BTr chẳng rưa rứa hở Bác. Em đố Bác đưa được tên ông – bà nào khả ái hơn ra đây cho bà con được mở thêm tầm mắt.
      Đến PCT nước N.T.Doan cũng chỉ vỗ tay ôm hôn tối ngày kìa!
      Tân nghị Đ.T.H.Yến thì nói cái gì cũng thành cái lỗ “Chẳng biết lỗ gì, to hay nhỏ”

      • Bác Thành@, BT thì ông nào cũng rứa, nhưng ông này nói về việc giáo dục sử cho con em cứ như là dân buôn chợ trời, hen chi GD nước nhà nó vậy .

    • Bác Chốt@ ạ, thì nó là một …. dây leo mà. bà tiền nhiệm lên kéo theo ông ta …. cũng lên,…. hóa ra là những đám dây leo !

  9. Cha bố nhà anh, anh là bộ trưởng chứ có phải học sinh đâu mà hồn nhiên thế!

    • hihihihi anh HTH@ em rất vui khi nghe anh mắng mỏ vậy!

      • Hihihi, vui nhỉ! Chúc HL chủ nhật vui vẻ nhé!

    • Hihihi, câu chửi dễ thương nhất trong tháng !

    • Em thấy bộ trưởng bộ nào cũng hồn nhiên như vậy các bác à. Đến khổ!

  10. Theo tôi điểm 0 ở môn sử đã có từ lâu rồi bác Trà ạ.Bằng chứng nhãn tiền:Sư tử tàu,đông đô đại phố,vạn lý trường thành đà lạt.Không biết còn cái gì nũa không.

    • Chắc điểm O môn lịch sử có từ khi môn lịch sử không thuần túy là … lịch sử, bác nhỉ !

  11. Có một điều ai cũng biết mà khó nói ra, đó là nhồi nhét mấy thứ chủ nghĩa cả nhân loại bỏ đi thì chẳng con cháu nào nó học.

    Người viết sách mà viết về lịch sử oai hùng chống ngoại xâm thì bị bịt miệng, bởi ngoại xâm không thể viết là “ngoại xâm lạ”

    Khổ lắm nói mãi, thôi mau mau cho con gái lấy chồng sớm đỡ phải học nhìu mà em chưa về hưu còn có khách mà mời!

    He he, các Cụ đừng nén gạch em nhé!

    • He he, gạch đắt, ném phí lắm, chỉ ném gió thôi. Thân mến.

      • Bi rờ cái rì cũng đắt đỏ Bác ợ, thôi thì đành mỉm cười với nhau!

    • Bác mau mau lên kẻo ” thời thế đổi thay ” thì nhỡ hết.

  12. – Tôi đồng ý với nhận xét ấy, nhưng chuyện đó không phải của giáo dục. Đấy là vấn đề của xã hội.
    ——————————————–
    Ngài bộ trưởng trả lời như vậy mừ nghe được hử? lẽ ra nên trả lời cách khác còn dễ chấp nhận hơn. Giáo dục lịch sử ko phải vấn đề của giáo dục thì là vấn đề của bộ phận nào ấy nhể? hài hước quá.

    • Nghe xong, thú thực muốn … ỉa vào mõm ông ta !

      • Hi, bác có cái toilet hơi đọc đáo đấy!

        • Không thể nhịn cười được Gia ơi!

          • Cười thả phanh đi Giăng, không bắt đâu!

            • Đừng phỉnh để bẫy Giăng nha.Để biết tụi này núp chỗ nào rồi hốt chớ chi?Nín đã.

  13. Không được che dấu lịch sử thì học sử mới hay, mới hấp dẫn.

    Nhưng mà nói thật, dạy thật xem, Bộ trưởng mất chức, Nhà sử học mất việc , Thầy bị cho thôi việc…(đàn áp tâm tưởng), thế thì ai dám nói sự thật lịch sử.

    Vì vậy học sinh chán học sử là phải.

    Không được giới hạn sự hiểu biết, không được che đậy lịch sử để đánh bóng mình. Có như vậy học sử mới hấp dẫn dù câu chuyện lịch sử ấy xấu xí.

    • nếu lịch sử là những bộ phim hào hùng về Bạch Đằng giang, về cuộc hành quân thần tốc của Nguyễn Huệ, về những cái ống đồng ,… thì chắc nó sẽ thành nếp nhăn trong não bộ mỗi học sinh !

  14. “Tôi không có thông tin về việc ấy vì khi đó tôi chưa làm bộ trưởng … ”
    Anh lái xe khi được giao xe còn phải tìm biết lý lịch xe, còn ông bộ trưởng này ngon quá ta 😀
    Hay nhất là ông dùng nhiều lần từ bình thường, cái gì cũng bình thường. Người như ông làm bộ trưởng GD cũng là bình thường …

    • Hihihi, ai đó nói mẹ ông ta ngoại tình đẽ ra ổng, chắc ổng cũng nói :” ……… lúc ấy tôi chưa sinh ra nên … không biết “

      • Ông ấy còn bảo ông ấy rất căm thù cái thằng đầu hói nào đó, cứ đêm đêm gõ vào đầu ông ấy đau lắm, rồi còn nhổ cả nước bọt lên đầu ông ấy nữa!

  15. Em nghĩ là sáng nay bác Bộ trưởng quên uống thuốc 😀

    • Ông này mà không bị phụ huynh oánh cho một trận mới .. là lạ !
      Không phải sáng mà đêm qua quên uống Viagra !

  16. Hay là ta đề nghị với đ/c bộ trưởng giáo dục nên thay môn lịch sử bằng môn … trả lời phỏng vấn .

    • Hihihihi,….
      Dân ta phải biết sử ta
      Ai mà không biết thì tra … Gu – gờ !

    • Một câu nói xóa mờ lịch sử
      Có những người do cơ chế sinh ra .

  17. Em xin lỗi anh Trà, nhưng cái ông BTGD nhà mình có vấn đề!
    tội nghiệp các phụ huynh nước nhà khi giao phó con em mình cho ông BT như vậy!

    • Thật đáng thương cho những học trò có ông BT thế này O ạ,
      Nghĩ lại thấy CS và TC thật sung sướng được giáo dục trong môi trường … trong sạch !

      • Nỏ rứa mà khi em thấy các phụ huynh khác cứ chê bai các giáo viên thì em cứ bênh chằm chặp vì so với ở VN mình thì các giáo viên đó phải nói là quá chuẩn!hihihi

        • Ừ, nhưng đau lòng là ở chố đó phải không O, bao giờ cái tư tưởng GD của ta mới thóat xác được ?

          • đau lòng chứ anh!
            Giáo dục là nền tảng, tương lai của đất nước mà vậy thì hiểu tại sao mình cứ ” nước 4000 năm vẫn trẻ con”

  18. Tôi thấy ông Bộ trưởng đã nói đúng một phần.
    Đúng là ngành giáo dục không dạy sử Tàu.
    Nhưng còn vế thứ hai.Ta có dạy sử ta vậy tại sao học sinh không thuộc.Cái này chẳng lẽ cũng đổ lỗi tại xã hội,tại phim,tại truyện ?
    Cái lỗi lớn nhất của chúng ta chính là ở chỗ chỉ có những “thằng đánh máy” mới là người có lỗi.

    • cái hay của bài viết là việc ông BT từ chối trách nhiệm của ngành GD, một hiện tượng nào đó trong xã hội chẳng hạn mà ảnh hưởng đến học trò thì trách nhiệm của GD phải ” cân đồi ” lại ! Chẳng hạn phải can thiệp với TW, với VTV,… về việc phát những gì , trong giờ nào,… ….
      Chung quy, học trò có vấn đề thì trách nhiệm chính phải là ngành GD !
      Và việc đổ vạ cho ” thằng đánh máy ” là nhanh và nhanh nhất bác nhỉ !

  19. Ct không thích học lịch sử chút nào vì nó không trung thực. Có lẽ học sinh ngày nay cũng thế chăng?

    Bất cứ bài học nào về chiến dịch, ta tiêu diệt bao nhiêu quân địch có con số lớn tròn, còn quân ta không thương vong mống nào.

    Không đưa ra con số để đánh giá, so sánh, rút kinh nghiệm, giấu nhẹm, dối gạt thế thì lịch sử còn chính xác không? Không rõ ràng, không chính xác thì học để làm gì?

    • Xin được tham khảo thêm ý kiến của bác Choitre.
      Tôi nghĩ Lịch sử là môn khoa học xã hội nên cũng rất khó để đòi hỏi nó không được mang (một chút) màu sắc chính trị.
      Vả lại “sự thật” thực chất cũng chỉ là rất nhiều những “nửa sự thật” ghép lại mà thôi.Có khá nhiều những điều chúng ta vẫn tưởng đó là sự thật nhưng thật ra nó cũng chỉ là một phần của sự thật.
      Ví dụ thì có rất nhiều nhất là đối với thân thế và sự nghiệp của những người đã làm nên lịch sử (như ông Trần thủ Độ chẳng hạn).

    • Học lịch sử nói chung , lịch sử dân tộc nói riêng nó như ” quê hương mỗi người chỉ một ” Ct@ nhỉ !


Gửi phản hồi cho chiptran Hủy trả lời

Chuyên mục