Đăng bởi: trà hâm lại | 24.06.2011

Sợ lỡ …. tuổi thanh xuân ?

 

 

* Bài thứ nhất :

Hậu quả của nền GD giãy chết :

Bài học cảm động từ một cậu bé 9 tuổi ở Nhật

(Dân trí) – “Một câu chuyện cảm động về cậu bé 9 tuổi ở Nhật đã dạy cho tôi bài học làm người trong lúc khốn khó nhất.”
Một bé trai tại thành phố Sendai, tỉnh Miyagy, chờ lấy nước sôi để ăn mỳ.
Dưới đây là bài viết cảm động một độc giả đã gửi báo Dân trí về cách ứng xử tuyệt vời trong cơn hoạn nạn ở Nhật của một cậu bé mới 9 tuổi.

 

Tối hôm qua tôi được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó phân phát thực phẩm cho những người bị nạn. Trong cái hàng rồng rắn những người xếp hàng tôi chú ý đến một em nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc áo thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà em lại xếp hàng cuối cùng, tôi sợ đến lượt của em thì chắc chẳng còn thức ăn nên mới lại hỏi thăm.

 

Em kể khi đang học ở trường trong giờ thể dục thì động đất và sóng thần đến, cha của em làm việc gần đó đã chạy đến trường, từ ban công lầu 3 của trường em nhìn thấy chiếc xe và cha bị nước cuốn trôi, nhiều khả năng đã chết.

 

Hỏi mẹ đâu, em nói nhà em nằm ngay bờ biển, mẹ và em em chắc cũng không chạy kịp. Thằng nhỏ quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe hỏi đến thân nhân.

 

Nhìn thấy em nhỏ lạnh, tôi mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên người em nhỏ. Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của tôi bị rơi ra ngoài, tôi nhặt lên đưa cho em và nói: “Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói”. Cậu bé nhận túi lương khô của tôi, khom người cảm ơn. Tôi tưởng em sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, cậu bé ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi lại quay lại xếp hàng.

 

Ngạc nhiên vô cùng, tôi hỏi tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Cậu bé trả lời: “Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ”.

 

Tôi nghe xong vội quay mặt đi chỗ khác khóc, để mọi người không nhìn thấy. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổi mới học lớp 3 đã có thể dạy tôi một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài học vô cùng cảm động về sự hy sinh. Một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ đại.

 

Đất nước này đang đứng ở trong những giờ phút nguy cấp nhất của sự điêu tàn, nhưng chắc chắn nó sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân biết hy sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu.

Bài viết gửi từ địa chỉ lemac@yahoo.com

(nguồn)

 

 

.

Bài thứ hai :

Sẽ là gì với cách GD ăn gian , nói dối thế này của chế độ XHCN tươi đẹp ?

Trích :

“ … * Bộ GD-ĐT xác nhận có sự chấm thi thiếu chính xác, vậy tại sao không chấm thẩm định hoặc chấm lại bài thi của thí sinh 11 tỉnh thành trên? Phải chăng Bộ GD-ĐT công nhận một tỉ lệ tốt nghiệp thiếu thực chất?

– Mục đích của chấm thẩm định là để xác nhận việc chấm thi có chính xác không, nhưng chỉ cần nhìn vào biên bản thống nhất chấm thi của các tỉnh thành trên đã thấy rõ có sai phạm. Như vậy không cần thiết phải chấm thẩm định. Còn việc chấm lại bài thi của thí sinh, Bộ GD-ĐT cân nhắc và quyết định không thực hiện việc này vì sẽ gây xáo trộn, ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh. Nếu chấm lại, tỉ lệ tốt nghiệp sẽ hạ xuống nhưng không nhiều. Trong khi việc xử lý cần phải nhìn ở khía cạnh trách nhiệm đối với thí sinh, những người không có lỗi. Việc chấm lại có thể sẽ khiến nhiều thí sinh bị chậm xét tốt nghiệp THPT và không kịp tham dự kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ. …… “

 ( hết trích )

( trích ở đây )

Bộ GD đã công nhiên đào tạo những chủ nhân tương lai của Tổ quốc như thế này đây ! Với sự tiếp thu cách giáo dục ( gian dối ) này thì cũng rất có thể xảy ra chuyện … nhường Hoàng Sa cho Trung cộng vì nếu phải chiến đấu giành lại e rằng sợ lỡ ….. tuổi thanh xuân chăng ?

Bonus :

Vụ nới lỏng chấm thi: Không chấm lại

TT – Hơn 21g tối 23-6, Bộ GD-ĐT đã công bố không chấm lại bài thi của học sinh thi tốt nghiệp THPT ở 11 tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long. Lý do chính: nếu chấm lại, nhiều thí sinh sẽ không kịp dự thi đại học, cao đẳng.

Gương mặt khá căng thẳng của nhiều học sinh đang ngồi trong các lò luyện thi cấp tốc tại Cần Thơ, trong lúc chờ “phán quyết” cuối cùng của Bộ GD-ĐT về việc chấm lại hay không chấm lại môn văn – Ảnh: THANH XUÂN

Hơn 21g tối 23-6, sau cuộc họp với Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ GD-ĐT đã công bố phương án xử lý việc 11 tỉnh thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long “bắt tay” nới lỏng chấm thi tốt nghiệp. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển (ảnh) cho biết:

Ảnh: VĨNH HÀ

– Kết quả sơ bộ cho thấy có biểu hiện rõ việc vi phạm quy chế thi của 11 tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long khi triển khai việc tổ chức họp để điều chỉnh đáp án, hướng dẫn chấm thi của Bộ

GD-ĐT. Trước đó, Bộ GD-ĐT có công văn cho phép các tỉnh thành họp và nói rõ nội dung họp để quán triệt hướng dẫn, đáp án chấm thi của Bộ GD-ĐT. Bộ GD-ĐT khẳng định hướng dẫn chấm thi và đáp án chỉ có một, được thống nhất trên toàn quốc. Các địa phương nếu có thắc mắc thì trao đổi lại với bộ chứ không được tự ý sửa chữa đáp án. So sánh giữa các biên bản thống nhất chấm thi của 11 sở

GD-ĐT với hướng dẫn chấm thi của bộ có thể khẳng định các sở GD-ĐT đã tự ý giảm nhẹ yêu cầu trong khi chấm thi bốn môn tự luận.

Đã thấy rõ sai phạm

* Mức độ sai lệch so với đáp án của các biên bản thống nhất của các tỉnh thành như thế nào? Sau khi kết luận có sai phạm, bộ có hướng giải quyết ra sao?

– Mức độ sai phạm trong việc sửa đáp án ở từng môn thi có khác nhau. Đây mới chỉ là nhận định ban đầu. Tới đây chúng tôi sẽ phối hợp với ban chỉ đạo thi của 11 tỉnh thành trên để làm rõ việc sai lệch đáp án ở từng môn như thế nào. Mức độ vi phạm quy chế thi của các cá nhân, đơn vị để có kiến nghị xử lý kỷ luật. Việc này sẽ được tiến hành theo đúng quy trình, trên tinh thần xử lý nghiêm khắc. Bộ GD-ĐT xác định trong việc này thí sinh không có lỗi nên đã chấp nhận kết quả thi mà các tỉnh thành đã duyệt sơ bộ.

* Bộ GD-ĐT xác nhận có sự chấm thi thiếu chính xác, vậy tại sao không chấm thẩm định hoặc chấm lại bài thi của thí sinh 11 tỉnh thành trên? Phải chăng Bộ GD-ĐT công nhận một tỉ lệ tốt nghiệp thiếu thực chất?

– Mục đích của chấm thẩm định là để xác nhận việc chấm thi có chính xác không, nhưng chỉ cần nhìn vào biên bản thống nhất chấm thi của các tỉnh thành trên đã thấy rõ có sai phạm. Như vậy không cần thiết phải chấm thẩm định. Còn việc chấm lại bài thi của thí sinh, Bộ GD-ĐT cân nhắc và quyết định không thực hiện việc này vì sẽ gây xáo trộn, ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh. Nếu chấm lại, tỉ lệ tốt nghiệp sẽ hạ xuống nhưng không nhiều. Trong khi việc xử lý cần phải nhìn ở khía cạnh trách nhiệm đối với thí sinh, những người không có lỗi. Việc chấm lại có thể sẽ khiến nhiều thí sinh bị chậm xét tốt nghiệp THPT và không kịp tham dự kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ.

Có bất thường sẽ chấm thẩm định

* Năm nay tỉ lệ tốt nghiệp THPT tiếp tục tăng, đặc biệt là tăng mạnh ở hệ bổ túc, giáo dục thường xuyên, trong khi việc tổ chức thi ở nơi này nơi khác còn có những biểu hiện tiêu cực, điều này khiến dư luận lo ngại về một kết quả được cố ý “làm đẹp”?

Tỉ lệ tốt nghiệp toàn quốc 95,72%Theo Bộ GD-ĐT, tỉ lệ tốt nghiệp THPT năm 2011 hệ THPT là 95,72% (năm 2010 là 92,57%), hệ giáo dục thường xuyên là 85,35% (năm 2010 là 66,71%). Trong đó tỉ lệ tốt nghiệp loại khá giỏi hệ THPT là 13,83% (năm 2010 là 10,2%), hệ giáo dục thường xuyên là 3,56%.

– Tiêu cực thi cử vẫn còn, kết quả tốt nghiệp có một số nơi không bình thường, nhưng không phải nhiều. Chúng ta nên chọn cách vớt con sâu ra khỏi nồi canh, thay vì đổ cả một nồi canh đi. Trong khi những tiêu cực dễ bị mang ra phê phán thì những nỗ lực của cả ngành giáo dục, của thầy cô giáo, của học trò lại ít được nhắc đến.

Năm học trước, khi Bộ GD- ĐT chỉ đạo “nâng đầu dưới” tỉ lệ tốt nghiệp THPT, đi kèm là giải pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, học sinh yếu, kém, nhiều địa phương đã rất nỗ lực trong việc phân loại trình độ học sinh, tổ chức phụ đạo bồi dưỡng theo môn, theo chủ đề, theo đối tượng… Kết quả tỉ lệ tốt nghiệp năm trước tăng, nhưng tăng ở tỉ lệ tốt nghiệp loại trung bình là chủ yếu.

Năm học này Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo “nâng đầu trên”, có nghĩa chú trọng bồi dưỡng học sinh khá giỏi thì tỉ lệ tốt nghiệp loại giỏi nâng từ 10,2% (năm 2010) lên

13,83%. Từ đầu năm học, Bộ GD-ĐT cũng chỉ đạo đổi mới ra đề thi theo hướng 50% điểm số dành cho yêu cầu thông hiểu và vận dụng kiến thức, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng và kỳ thi vừa qua dư luận đã đánh giá cao đề thi các môn. Như vậy kết quả đạt được cũng phản ánh nỗ lực của ngành giáo dục. Tôi mong dư luận xã hội nghiêm khắc với tiêu cực nhưng cũng phải nhìn nhận đúng những nỗ lực mà ngành giáo dục đã làm.

Học sinh các tỉnh miền Tây luyện thi cấp tốc tại một trung tâm luyện thi ĐH ở Cần Thơ – Ảnh: Thanh Xuân

* Như thứ trưởng nhận xét, ở nơi này nơi kia vẫn có hiện tượng bất thường. Vậy việc có tỉnh đạt tỉ lệ tốt nghiệp 100% ở hệ giáo dục thường xuyên, cao hơn tỉ lệ tốt nghiệp THPT, có tỉnh tỉ lệ tốt nghiệp hệ giáo dục thường xuyên tăng đến trên 60% có thể gọi là bất thường không?

– Không thể chỉ nhìn vào tỉ lệ tốt nghiệp tăng mạnh mà cho rằng ở đó có sự bất ổn. Nếu việc tăng tỉ lệ đó được giải thích bằng những nỗ lực cụ thể, bằng sự chuyển biến rõ rệt ở chất lượng dạy học, điều kiện dạy học thì việc tăng đó là bình thường. Còn nếu tăng nhưng thực trạng giáo dục vẫn trì trệ, không có chuyển biến thì mới là bất thường. Cách đánh giá về kết quả thi cũng cần xem xét ở nhiều phương diện. Tỉ lệ tốt nghiệp THPT toàn quốc năm nay là 95,72%, cao hơn năm 2010, nhưng số bài đạt điểm 5 trở lên chỉ đạt 81% ở hệ THPT và 66,5% ở hệ giáo dục thường xuyên, như vậy là hết sức bình thường. Tỉ lệ tốt nghiệp cao, nhất là ở hệ giáo dục thường xuyên, còn do thí sinh được cộng điểm ưu tiên, do thí sinh được bảo lưu điểm từ năm trước. Vì thế không nên chỉ mới nhìn vào tỉ lệ tốt nghiệp chung để nghĩ ngay là nó bất thường.

Với những nơi mà Bộ GD-ĐT nhận định có bất ổn, chắc chắn sẽ tiến hành chấm thẩm định. Năm nay cũng có một số nơi Bộ GD-ĐT có thể sẽ tiến hành chấm thẩm định.

* Những nghi ngại về kết quả thi tốt nghiệp khiến dư luận cho rằng phong trào “hai không” của Bộ GD-ĐT đã phá sản?

– Cá nhân tôi khẳng định “hai không” không bị phá sản. Sau năm năm, kỷ cương thi cử tốt lên rất nhiều, từ việc thắt chặt kỷ cương thi cử, chất lượng giáo dục cũng có chuyển biến, tỉ lệ học sinh yếu kém giảm đi. Bộ GD-ĐT sẽ có tổng kết việc thực hiện “hai không” trong thời gian tới để tiếp tục làm tốt hơn.

Bên cạnh đó chắc chắn sẽ có những điều chỉnh về việc tổ chức thi cử. Tuy nhiên có thay đổi thế nào thì vẫn phải có kỳ đánh giá mang tính quốc gia. Những điều chỉnh chỉ nhằm để kỳ thi quốc gia được làm tốt hơn. Có nhiều ý kiến cho rằng nên thực hiện phân cấp cho địa phương trong việc tổ chức thi cử. Nhưng muốn làm điều này phải tính đến khả năng địa phương có làm được hay không, tính đến khả năng cơ quan quản lý nhà nước có kiểm tra, giám sát được không.

TRỊNH VĨNH HÀ thực hiện

Học sinh, phụ huynh thở phào

Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố phương án xử lý vụ việc, chúng tôi đã thông báo phương án đến với một số học sinh, phụ huynh. Đón nhận thông tin này vào khuya hôm qua, bạn Nguyễn Thế Hưng (ở Đồng Tháp) nói như reo: “Mấy bữa nay lo quá, bây giờ có thể yên tâm để tập trung ôn thi đại học rồi.”

Anh Trần Thanh Long, một phụ huynh tại Kiên Giang, cho rằng: “Xử như vậy là phải. Ai làm sai người đó chịu. Con tôi đâu có tội tình gì trong chuyện này. Cháu nó chỉ biết tập trung học rồi đi thi, chấm như thế nào là chuyện của thầy cô. Mấy hôm nay nghe phong thanh sẽ chấm lại bài thi, tôi sợ làm ảnh hưởng tâm lý học thi đại học của con. Bây giờ biết chắc không có gì thay đổi, tôi như trút được gánh nặng trên vai”.

(Nhóm PV)

(nguồn)


Trả lời

  1. Sốt ruột, học mí chả hành, đằng nào cũng làm nghề ni thì cần chi bằng tốt nghiệp.
    http://www.pagewash.com/nph-index.cgi/000010A/uggc:/=2fjjj.oop.pb.hx/ivrganzrfr/ivrganz/2011/06/110625_ivrg_fgerrgtvey_fvatncber.fugzy

  2. Dào, các bác cứ bức xúc quá thế chứ tốt nghiệp hay không đâu có vấn đề gì, mờ bác trà cũng nên cẩn thận câu chữ, cái gì là chủ nhân tương lai của đất nước, buồn cười vãi.
    Con em lớn tí nữa, trai cho đi Nga làm cửu vạn, gái cho lên TP thi tuyển lấy chồng Tàu

  3. Hình như bác mới chỉ ra mỗi một môn GIẢ DỐI, còn các môn như THAM LAM, TÀN NHẪN, LỪA ĐẢO,ĐỂU GIẢ….. bác cất dành cho entry khác phải không ạ? Nếu thế thì bác nên bảo trọng, Bộ Giáo dục và đào tạo họ kiện là rách việc lắm! 😆

    • bác Đồ@ kính mến, theo lời đe dọa của bác thì mình dừng việc phê bình tiêu cực tại đây nha ? Dành thời gian … ” xem hoa nở , chờ trăng lên… “

  4. “Tôi mong dư luận xã hội nghiêm khắc với tiêu cực nhưng cũng phải nhìn nhận đúng những nỗ lực mà ngành giáo dục đã làm”.
    Bà con nghe thủng chưa? Bảo duyệt cho có 70 chục ngàn tỷ thì chẳng duyệt, cứ nói linh tinh. Chán bà con lắm.

  5. Không tổ chức chấm lại là đúng rồi. Vì có chấm lại hay không, tri thức các cháu ý có thay đổi gì đâu, lại nhỡ chỉ đậu có 30% thì kẹt thêm.

    • Ừ, tất cả đều quay theo ” bánh xe lịch sử ” Mọi chuyện đều không thể đảo ngược nhưng nếu chấm lại thì Cái được là lòng tự trọng phải không Ct@?
      Đọc bài của thày Trợ bên nhà Mô@ mà thấy … nao nao !
      ( cái này nói nhỏ với nhau thôi Ct@ nha : Lão hâm lại thấy việc này có quá nửa là do giáo viên mà nên, giá như các thày cô ai cũng “kiên quyết ” thì …. đâu đến nỗi !

  6. Điều đó nói lên nguyên tắc và kỷ cương của mình bác à , nước ngài nhìn vào thì chắc sẽ thấy kinh ngạc nhưng mình thì quen rồi .
    Bác sang nhà tui xem bộ phim ngắn hay và nhức nhối lắm bác ạ

    • cảm ơn bà ngoại chia sẻ. Cái chính là hậu quả ra sao khi chúng ta đưa vào xã hội một ” nếp gian dối ” thế này ….

  7. Lắm phen “buồn cười” với những phi vụ như thế này. Chẳng biết các nước khác họ nhìn vào họ sẽ đánh giá ra sao về nền giáo dục Việt Nam?

    • Théo lão trà hâm lại thì mình chỉ sợ chính mình , với sự GD lòng tự trọng cho các em thế này thì thử hỏi khi nước mất thì làm gì có lòng tự trọng để… nhục ?

  8. Bữa trước tại ông Bạo
    Bữa ni do ông Nặng
    Chứ ông Lộn ,ông Nhưn
    Muốn,cũng mần không đặng!
    (Cờ đến tay rồi.Rất mong người phất )

  9. Hì hì… dưới thời bác Nhưn,bác í còn tách giữa thi thử với thi đùa thành hai kỳ thi khác nhau.Đến thời bác Lộn này bác í lại đem ghép cả hai thứ đó vào làm một.
    Rõ chán,đề nghị bác Nhưn xem lại “người thừa kế” coi có âm mưu gì chăng.

    • Thì như ngày xưa , ai đã nói là … :” chúng hay ỉa vào mõm nhau ” đó bác.

  10. …. Em phải làm sao khi tất cả hình dung, đã rời xa với những gì mà mình đã mong?

    • Là ý gì đây cô Bưởi? cô ảo mộng về việc thi cử dạy dỗ hử? có còn như xưa nữa đâu. Học trò giờ học văn cũng buồn cười nhắm đấy. 🙂

      • Ừ, chiptran@ nói có lí, giờ tụi nó học và hành văn … hay cực !

        • Em biết mà Bác. Em đang suy ngĩ xem có nên vào hang cọp bắt cọp không? hay ở hang người thợ săn để bắt cọp. he he. Vào tay em thì….

    • Em chẳng phải làm chi hết. Chỉ cẩn nhắm mắt, bịt tai lại là …được !

  11. Hết kinh phí…

    • Mới có đề án đâu khoảng 70 K tỉ mà bác , lúc ấy chắc chất lượng sẽ tốt hơn bác ạ !

  12. cuộc chiến chứ đâu có phải là giáo dục thế hệ tương lai của đất nước anh Trà nhỉ?

    • Nhìn sang bên CS và TC đi học thấy vừa thèm vừa tiềc cho trẻ em VN ta O ạ. Người ta nhồi nhét thứ ăn gian , nói dối thế này thử hỏi lấy gì làm tấm gương xây dựng tổ quốc mai sau ?
      Một lũ vào đời bằng cách chui nhủi thế này , theo O liệu chúng có niềm tin vào ai nữa mà cầm súng bảo vệ đất nước ?

      • em nghĩ với nền giáo dục như vậy, đã tạo nên tính cách cho bao nhiêu thế hệ ..thì cho dù có đổi mới về politic đi chăng nữa cũng khó bắt nhịp hài hòa lắm anh Trà à…( chắc anh hiểu ý em- ví dụ mình lập một công ty với nội quy tuyệt vời nhưng con người quá nhiều vấn đề thì việc quản lý và vận hành công ty đó cũng không hề đơn giản tí nào)

        • Em nghĩ nguyên nhân tạo nên “con người mới xhcn” là tại môn (được gọi là) văn.
          Hồi xưa trong chương trình cổ văn người ta dạy những bài thơ đầy khí phách của cụ Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, hoặc tình cảm thanh cao, coi thường danh lợi như thơ Nguyễn Khuyến, Nguyễn Bỉnh Khiêm, …
          Sau này nhà trường xhcn dạy học sinh truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, hay Chí Phèo, Tắt Đèn. Rất là không nên! Lại còn ca ngợi là “hiện thực phê phán” nữa. Những yếu tố lưu manh của các nhân vật trong các tác phẩm này góp phần “giáo dục” con người mới xhcn.

          • Hai O HL và Phay Van kính mến,
            Dạy bọn trẻ ăn gian nói dối và nhất là triệt tiêu lòng tự trọng như này , liệu chúng có lòng tự trọng khi nước mất nhà tan ?

            • câu trả lời đương nhiên là không, thậm chí các cháu làm gì hiểu từ tự trọng là gì!

  13. Tại sao thế ? Chấm lại, kỉ luật những người làm sai và việc thi đh, cđ là 3 việc độc lập nhau, tại sao phải lấy cái này làm điều kiện xù xuề cái sai kia ?
    Đơn giản : Ai chấm lại cứ chấm, ai thi cứ thi, ai kỉ luật cứ kỉ luật ! Duy nhất là sau khi chấm lại, ai không đậu tốt nghiệp thì kể như kì thi đh không tính, chi phí cho chuyến thi này người làm sai ban đầu chịu !
    Xong !

  14. Phải khen nhờ BGD có nhiều cải tiến trong dạy và học nên tỷ lệ HS mới đỗ cao như thế, chứ sao lại chê hè?

    • Chê thì không dàm , nhưng với những gì được trang bị thế này . liệu có đủ nhân trí dũng để bảo vệ Tổ quốc ?

  15. Lâu ngày được TEM một phát sướng củ tỉ 😀

    • Giờ này mà chưa về nấu cơm à, còn mọc rễ ở cơ quan à Mô@?


Gửi phản hồi cho trà hâm lại Hủy trả lời

Chuyên mục