Đăng bởi: trà hâm lại | 26.02.2011

mẹ tuyên bố: “Mày đòi làm thầy giáo, mẹ chết cho mày xem” – Chỉ có @Ct, @TP,…. mới có thể trả lời

“Con thi sư phạm, mẹ đòi chết”

(Dân trí) – Từ nhỏ đã thích làm giáo viên, kỳ thi sắp tới, Vinh tính thi vào trường Sư phạm để thực hiện ước mơ thì nghe mẹ tuyên bố: “Mày đòi làm thầy giáo, mẹ chết cho mày xem”.
>> Khi học sinh bị phụ huynh “ép” chọn nghề

Đó là chia sẻ của Vinh, HS lớp 12 một trường THPT ở Q.4 (TPHCM) trong một buổi tham gia tư vấn tuyển sinh tại trường. Cậu học trò này cho hay, hồi nhỏ khi biết cậu thích làm thầy giáo, bố mẹ rất ủng hộ nhưng từ khi cậu lên cấp 3, họ thay đổi và thích con trai phải thi vào kinh tế, ngân hàng.

Từ đầu năm học cuối cấp, giữa Vinh và gia đình thêm căng thẳng việc con trai chọn nghề. Bố mẹ Vinh phân tích, nghề giáo bây giờ khổ, thu nhập thì thấp mà cũng chẳng còn được trọng vọng như trước. Đặc biệt là mẹ Vinh, bà thường xuyên cập nhật các hạn chế, tiêu cực trong ngành giáo dục như việc bạo hành học sinh, giáo viên bị lên án, thị cử, phong bì, chuyện thưởng Tết… về “đe” con. Mới đây nhất, khi ngày nộp hồ sơ đang đến gần, mẹ Vinh còn… dọa: “Mày làm thầy giáo, mẹ chết cho mày xem”.

“Em thích Sư phạm nhưng với áp lực từ gia đình thế này có lẽ em sẽ chọn một ngành khác”, Vinh cho hay.
T. Nhung (trường THPT Hàn Thuyên, TPHCM) thích dạy trẻ nhưng bị bố mẹ phản đối. “Nếu em thi Sư phạm thì tự kiếm tiền ăn học, bố mẹ không nuôi một đồng”, Nhung nói.

Rất quấn trẻ con, T.Nhung, HS trường THPT Hàn Thuyên (Q. Phú Nhuận) chỉ có một ước mơ duy nhất là trở thành giáo viên dạy trẻ. Tuy nhiên, gia đình Nhung lại hướng theo cho cô vào ngành Y vì có người quen. Bố mẹ Nhung suốt ngày chê nghề giáo, nhất là giáo viên mầm non. Nào là công việc cực, không may là “ăn đòn” với phụ huynh của trẻ ngay, rồi việc không có thời gian dành cho gia đình, bản thân.

Hôm Tết, Nhung nói lại mong muốn của mình thì cả gia đình cùng phản đối: “Làm giáo viên bây giờ chẳng những bị người ta chửi mà còn ế chồng như chơi. Thích gì không thích thời này còn thích làm nghề gõ đầu trẻ”. Cùng với đó, Nhung nhận được “sắc lệnh”: thi Sư phạm thì tự lo ăn học, bố mẹ không can thiệp.

Đó cũng là lý do làm Nhung đang rất lăn tăn trong việc thực hiện ước mơ của mình: “Giá như em thích một ngành nghề khác thì đỡ biết mấy”, cô học trò buồn bã.

Sư phạm ngày càng “trượt giá”?

Có một thực tế, những năm gần đây, ngành Sư phạm (SP) ngày càng bị thí sinh “quay lưng”. Những năm ngành SP còn chiếm ưu thế, tỉ lệ chọi đến điểm chuẩn của các trường đều cao ngất ngưởng.

Thế nhưng, khoảng 5 năm đổ lại đây, lượng thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi và các ngành SP năm sau luôn giảm so với các năm trước. Không ít ngành “nhà giáo” luôn trong tình trạng số lượng thí sinh nộp hồ sơ còn thấp hơn cả chỉ tiêu.
Nghề giáo đang ngày càng “trượt giá”?

Năm 2008, tỉ lệ chọi trường ĐH Sư phạm TPHCM 1/16, năm 2009 giảm xuống một nửa, chỉ còn 1/8. Mùa tuyển sinh năm 2010, các ngành SP hầu hết có tỉ lẹ chọi dưới 5. Trong đó có một số ngành SP hồ sơ nộp vào thấp hơn cả chỉ tiêu như ngành tiếng Pháp, song ngữ Nga – Anh.

Các trường SP trong cả nước cũng trong tình cảnh “tuột dốc” lượng thí sinh đăng ký dự thi, phải “chữa cháy” bằng cách tuyển NV2, NV3.

Trong các buổi tư vấn tuyển sinh, mức độ quan tâm đến các ngành học SP giảm đi thấy rõ, thay vào đó là các lĩnh vực về kinh tế, ngân hàng, y… Không ít thí sinh có sở thích nghề giáo nhưng họ lại gác ước mơ của mình lại để theo đuổi những ngành học khác vì cho rằng SP là một nghề “bạc” như áp lực lớn, thu nhập thấp… Nghề cao quý nhưng con cái dường như cũng ít được bố mẹ ủng hộ khi có sở thích này.

“Con gái đầu tôi dạy cấp hai, lương không đủ sống. Như dịp Tết rồi nó được thưởng 600.000 đồng trong khi bạn bè làm kinh tế thưởng cả chục triệu. Chưa nói áp lực nghề nghiệp, 30 tuổi đã lấy được chồng đâu. Thích nghề nhưng cháu nó cũng kêu nản”, cô Vương, nhà ở phường Thạnh Xuân (Q.12) cho hay.

Chính vì thế, cô con út của cô Vương, đang học lớp 12 cũng thích sư phạm nhưng nhìn “gương” chị lại bị gia đình cản nên quyết định tìm ngành học khác. “Tôi không chê nhưng thiết nghĩ ngành SP cần được đặt đúng giá trị của mình, chứ cứ như hiện nay mấy ăn còn mặn mà cho con làm giáo viên”, cô Vương nói.

Thậm chí, những năm gần đây, ngành SP không còn khó xin việc vì các cấp lúc nào cũng trong tình cảnh “khát giáo viên”. Như ở TPHCM, các giáo sinh tốt nghiệp mầm non ít nhất trong 5 năm tới được đảm bảo nếu có tay nghề và có tâm sẽ có việc làm ngay. Dự báo giờ đến năm 2015, TP cần thêm trên 4.000 giáo viên mầm non. Đây là một nhu cầu rất cấp thiết nhưng xem ra với tình trạng ngành sư phạm bị “chê” như hiện nay thì thật khó để biết đến lúc nào thì không phải “ca” điệp khúc thiếu giáo viên.

Hoài Nam

( nguồn )


Trả lời

  1. Em có 2 thằng cu cháu, vợ học sư phạm Vinh hẳn hoi, chạy vạy mấy năm nay vẫn chưa xin được việc.
    Chỉ vào trường cấp 3 ở huyện nhỏ, tỉnh lẻ ở Thanh Hóa thôi mà họ đòi 70 triệu đấy!

  2. Mô nghĩ “lạc hậu” thế này: Không cần thiết ép con cái đâu. Đâu phải cứ có bằng đại học là có tất cả. Nhiều tiến sỹ, kỹ sư thậm chí bằng cấp còn cao hơn nữa nhưng cuộc sống vẫn vô cùng khó khăn. Nhưng nhiều người, xuất thân không có bằng cấp nhưng vẫn thành đạt đó thôi. Suy cho cùng ý chí, nghị lực, tài năng và cộng thêm chút may mắn hình như vẫn dễ thành công hơn!

    • Tại hạ cũng có ý nghĩ giống @Mô. Vào đời không nhất thiết phải là đại học ( dỏm ) mà vào đời bằng chính khả năng của mình và phát huy thật tốt khả năng đó. Chính lão hâm lại cũng dạy con theo cách nớ !

  3. Thế cho nên các trường SP k có sinh viên thật sự giỏi và k có đam mê để trở thành giáo viên tốt sau này anh Trà nhỉ?
    EM nghĩ nên có chế độ ưu đãi cho sinh viên sư phạm.

    • người ta cũng ưu đãi rồi, nhưng quả là khó khi các tiêu cực và tính thanh cao cứ 9dan xen nhau, ranh giới mong manh quá,….

  4. Chán quá bác nhỉ…! Vật giá leo thang vùn vụt, đến hộp sữa cho con trẻ cũng quá đắt đỏ, tương lai lại sẽ có một thế hệ trẻ em còi cọc như những thập niên 60-70 của thế kỷ trước… Và cũng lại sắp có một thế hệ GV yếu kém vì thiếu sinh viên giỏi, tâm huyết với nghề…

  5. Các bác nói thế nào chứ như ở quê tôi làm giáo viên sống rất khỏe. Trẻ con mới học lớp 1 đã phải học thêm đến tối. rôi bán trú, rôi quà biếu … Tính ra tiền học của mỗi đứa trẻ con bây giờ bèo ra cũng phải dăm bảy trăm, mỗi lớp 4, 5 chục h/s. Tiền ấy ai xài?
    Chưa kể ở SG đa phần trẻ con đi học thêm tới tận khuya, nào ngoại ngữ, nào vi tính, nào xyz … Học có miễn phí không?
    Ai bảo giáo viên cứ đi dạy ở vùng trẻ con đu dây, trẻ con đi chân đất rồi kêu loạn cả lên?

  6. Cái nghề thầy giáo bạc như vôi
    Lưong không đủ sống ,lừa thiên hạ
    Ngắc ngứ thầy bà,thu tiền lẻ
    Học xong không việc,lắm ông tôi
    Đố thấy nhà ai con nối GIÁO

    • Chỉ nối giáo cho giặc thôi phải không bác ?

  7. Cho em thi lại đi bác. Đề này khó quá 😀

    • bạn có 3 quyền lựa chọn,
      1- đổi đề
      2- Nhờ người trợ giúp
      3- Chia đôi số điểm

  8. Tấm gương thầy Khoa thật “sáng ngời”
    Làm nghề thày giáo bạc như vôi
    Rát cổ bỏng họng, trò không học
    Kiên nhẫn khuyên nhủ, hiệu trưởng cười
    Lương thì không đủ, sống chân chỉ
    Lậu cũng chẳng dám, tiêu cực thôi
    Chẳng trách cha mẹ mình không muốn
    Thôi bỏ sư phạm quách cho rồi.

    • Ảm đạm quá phải không @vuidua ? Cứ thế này mai mốt chắc phải qua .. Lào học mất thôi.

      • Cần phải học tiếng Lào ra tiếng Ý bác ạ.

        Sự kiện day dứt nhất trong tuần là sức khỏe cụ Rùa. Cứ bật máy tính lên là lại đau nhói. Không biết lãnh đạo thành phố học ở đâu, học trường nào, lương tâm họ giờ này ra sao….? Mà họ chả làm gì cả.
        Tôi mà có quyền, tôi cách chức bọn họ tức thì.
        Tiếc thay bọn họ không phải do dân bầu ra. Đau.

        • Mình cũng nghĩ sao người ta không nghĩ cách cứu ngành … điện nhỉ ? Còn rùa ( hoặc cụ rùa ) thì … sinh lão bệnh tủ thôi , có gì mà ầm ĩ. Phải xác định xem đó có phải thực sự là cụ rùa năm xưa đòi gươm không đã chớ.

          • Cứu rùa, việc nhỏ như thế mà họ còn đủng đỉnh, rùa rùa như vậy thì việc cứu ngành điện không biết sẽ chậm như thế nào. Em tự hỏi đến lúc mình đi gặp Bác Hồ thì đã hết cắt điện luân phiên chưa đây?!?!?

            • Chắc chắn : Chưa !

  9. Xót xa.

    • Bác Thuận bao giờ cũng đầy đủ.

  10. Bạn nào muốn làm nghề dạy học hãy suy nghĩ đơn giản thế này thôi:
    1. Khi bạn muốn rời bỏ trường dạy của NN nhiều áp lực và thu nhập thấp thì bạn sẽ làm nghề gì? làm ở đâu để sống?
    2. Bạn làm thế nào để nuôi một đứa con khi nó vào đại học?

    • Hỏi một câu thôi cũng … khó quá rồi, lại hỏi đến những hai câu …

      • hihihi thật sự bên nhà mẹ em có mấy cô giáo liền, bạn em là cô giáo luôn. Cô giáo dạy văn mà chưa từng đọc cuốn tiểu thuyết nào. Là cô giáo dạy Văn, ngôn ngữ mà 15 năm rùi k chạm tay đến bài thơ, tác phẩm mới nào hết!
        Tiền mua gạo, lo cho con học còn bở hơi tai nói chi đến trau dồi nghiệp vụ..Nhìn vào tương lai nền giáo dục mà em thấy buồn quá!

        • Buồn, nhất là so với nền giáo dục mà HL đã post lên,… không còn gì để nói…
          À, may mà cái cô kia không đọc bài văn , thơ nào. Chứ bây giờ mà đọc thơ có khi lại mang họa nghề nghiệp, bây giờ thơ thẩn …. kinh lắm !


Gửi phản hồi cho trà hâm lại Hủy trả lời

Chuyên mục